NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN, SƠ CẤP CỨU BAN ĐẦU Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020-2021

Nguyễn Văn Sỏi1,, Nguyễn Văn Lâm2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các chấn thương do tai nạn ngày càng phổ biến và nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe và cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả đặc điểm dịch tễ học chấn thương cơ quan vận động tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng. (2) Xác định tỷ lệ nguyên nhân và sơ cấp cứu ban đầu chấn thương cơ quan vận động tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 497 bệnh nhân chấn thương cơ quan vận động được điều trị tại Khoa Cấp cứu tổng hợp, bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng từ tháng 05/2020 đến tháng 05/2021. Phỏng vấn trực tiếp và khám lâm sàng để đánh giá đặc điểm dịch tễ học, nguyên nhân và tình trạng sơ cấp cứu ban đầu của bệnh nhân. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả: Tuổi trung bình 38,23 ± 17,0; thấp nhất 15, cao nhất 97. Nghề nghiệp chủ yếu Nông dân chiếm 55,9%. Kinh tế: 8,9% nghèo; 63,8% dân tộc Kinh. Nguyên nhân chấn thương chủ yếu do tai nạn giao thông (79,3%); tai nạn lao động (3,6%); tai nạn sinh hoạt (17,1%). Tỷ lệ được sơ cấp cứu chiếm 36,1%. Trong đó, hiệu quả sơ cứu đạt tốt chiếm 87,1%; 8,1% trung bình và 4,8% kém. Kết luận: Tăng cường truyền thông phòng tai nạn giao thông, giảm chấn thương cơ quan vận động và hướng dẫn cộng đồng sơ cấp cứu ban đầu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Vũ Anh (2004), Chấn thương: Một số kết quả sơ bộ từ cuộc điều tra chấn thương quốc gia đầu tiên tại Việt Nam, Tạp chí Y tế Công cộng, số 1, tr.18-31.
2. Nguyễn Trần Bách (2017), Đánh giá kết quả chăm sóc và điều trị chấn thương cột sống cổ tại khoa phẫu thuật thần kinh của 7 bệnh viện năm 2013, Tạp chí y học Việt Nam, tập 452, số 3, tr.95-98.
3. Nguyễn Đức Chính, Trần Văn Oanh, Trần Tuấn Anh và cộng sự. (2011). Tình hình cấp cứu tai nạn thương tích tại bệnh viện Việt- Đức năm 2009- 2010, Y học Thực hành,787(10):7-9. 4. Đào Phú Cường (2009), Mức độ và loại chấn thương do tai nạn giao thông được ghi nhận tại bệnh viện Việt Tiệp-Hải Phòng, Tạp chí Vietnam Jourmal of Physiology 13(2), tr.46-52.
5. Trần Trung Dũng (2007), Tình hình chấn thương chi do tai nạn giao thông tại bệnh viện Việt Đức từ năm 2000-2004, Tạp chí Ngoại khoa, số 1, tr.97-102.
6. Dương Đại Hà (2014), Đánh giá kết quả sơ cứu ban đầu, vận chuyển và thái độ xử trí bệnh nhân chấn thương cột sống cổ, Tạp chí y học Việt Nam, số 2, tr.93-98.
7. Lê Ngân (2019), Nghiên cứu tình hình chấn thương cơ quan vận động tại phòng Khám ngoại trú khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện Đa khoa Đồng Nai Năm 2018-2019, Luận văn chuyên khoa II, trường đại học Y Dược Cần Thơ.
8. Nguyễn Thúy Quỳnh (2004), Mô hình chấn thương dựa vào số liệu bệnh viện tại 6 tỉnh Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đồng Nai, Tiền Giang, Tạp chí Y tế công cộng, số 2, tr.45-49.
9. Nguyễn Thị Như Tú, Ngô Văn Toàn, Võ Hồng Phong (2012), Nghiên cứu nguyên nhân tai nạn giao thông tại tỉnh Bình Định năm 2011, Y học thực hành, 838(8): 43-45.
10. Nguyễn Hoàng Minh Thi (2016), Nghiên cứu hình ảnh X quang và cắt lớp vi tính lồng ngực ở bệnh nhân chấn thương cột sống cổ, Tạp chí Y dược học-Trường Đại học Y Dược Huế, tập 6, số 5, tr.12-19.
11. Sean T Burns and et al. (2015), Epidemiplogy and patterns of musculoskeletal motorcycle injuries in the USA, F1000 Research 2015, pp.4-9.
12. Dewan Md Emdadul Hoque (2017), Impact of First Aid on Treatment Outcomes for NonFatal Injuries in Rural Bangladesh: Findings from an Injury and Demographic Census, International Journal of Environmental Research and Public Health, pp.762.