NGHIÊN CỨU TỶ LỆ KHÁNG THỂ KHÁNG HỒNG CẦU BẤT THƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN BỆNH MÁU CÓ TRUYỀN MÁU TẠI BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU CẦN THƠ NĂM 2020-2021

Lý Thị Tuyết Minh1,, Lê Thị Hoàng Mỹ 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kháng thể kháng hồng cầu bất thường là nguyên nhân chính gây ra các tai biến muộn sau truyền máu. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kháng thể kháng hồng cầu bất thường và xác định các yếu tố liên quan đến sự xuất hiện kháng thể kháng hồng cầu bất thường ở bệnh nhân bệnh máu có truyền máu tại Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 390 bệnh nhân được chẩn đoán xác định các bệnh về máu có truyền máu tại Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ năm 20202021. Kết quả: Tỷ lệ kháng thể bất thường là 11,5%. Trong đó, nhóm máu hệ Rh chiếm tỷ lệ kháng thể bất thường cao nhất là 62,7% với sự xuất hiện nhiều nhất là anti-E chiếm 54,9%. Kiểu xuất hiện đơn độc có tỷ lệ cao nhất là 80% và xuất hiện nhiều nhất là anti-E chiếm 51,1%. Có mối liên quan có ý nghĩa giữa giới tính nữ với sự xuất hiện kháng thể bất thường (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ kháng thể kháng hồng cầu bất thường là 11,5%, nhóm máu hệ Rh chiếm tỷ lệ kháng thể bất thường cao nhất là 62,7%, kiểu xuất hiện đơn độc chiếm tỷ lệ cao nhất là 80%, có mối liên quan có ý nghĩa giữa giới tính nữ với sự xuất hiện kháng thể bất thường (p<0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Thị Mai An (2018), Nghiên cứu đặc điểm kháng thể bất thường hệ hồng cầu ở bệnh nhân bệnh máu tại viện huyết học-truyền máu TW năm 2016-2017. Tạp chí Y học Việt Nam, số 466, tr.326-332.
2. Vũ Đức Bình (2017), Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của Viện Huyết học - Truyền máu trung ương để đảm bảo truyền máu có hiệu lực, Luận án Tiến sĩ Y học. Trường đại học Y Hà Nội, tr.87-111.
3. Lâm Trần Hòa Chương (2013), Sàng lọc và định danh kháng thể bất thường trên bệnh nhân Thalassemia truyền máu nhiều lần. Tạp chí nghiên cứu y học Y học TP. Hồ chí Minh, số 5, tr.65.
4. Nguyễn Tiến Dũng (2013), Nghiên cứu sàng lọc và định danh kháng thể bất thường ở bệnh nhân truyền khối hồng cầu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí y dược lâm sàng 108, số 8, tr.111-115.
5. Bạch Khánh Hòa (1995), Kháng thể bất thường ở người cho máu và nhận máu nhiều lần tại Viện Huyết học Truyền máu. Tạp chí Y học Việt Nam, số 9, tr.35-39.
6. Nguyễn Long Quốc (2019), Bước đầu sàng lọc và định danh kháng thể bất thường kháng hồng cầu ở bệnh nhân Thalassemia có truyền máu. Tạp chí Y Dược Học Cần Thơ, tập 8.
7. Nguyễn Trường Sơn (2013), Nghiên cứu kháng thể bất thường và xác định các kháng thể kháng hồng cầu ngoài hệ ABO tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí nghiên cứu y học Y học TP. Hồ chí Minh, số 17, tr.534-537.
8. Lê Thị Hồng Thúy và cộng sự (2018), Nghiên cứu kháng thể bất thường và kết quả truyền máu hòa hợp ở bệnh nhân có kháng thể bất thường tại khoa Huyết học - Truyền máu Bệnh viện Bạch Mai 2016- 2017. Tạp chí y học Việt Nam, số 466, tr.72-74.
9. Bạch Quốc Tuyên (2018), Kháng thể bất thường, nguyên nhân của phản ứng tan máu muộn tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học thực hành, số 5, tr.4-15.
10. Grove-Rasmussen M (1964), Routine Compatibility Testing: Standards of the Aabb as Applied to Compatibility Tests. Transfusion, 4, pp.200-205.
11. Nance S T (2010), Management of alloimmunized patients. ISBT Science Series, 5, pp.274-278.
12. Tormey C A, Fisk J, Stack G, (2008), "Red blood cell alloantibody frequency, specificity, and properties in a population of male military veterans", Transfusion, 48 (10), pp.2069-2076.