ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XỬ TRÍ THAI KỲ Ở SẢN PHỤ TỪ 35 TUỔI TRỞ LÊN TẠI BỆNH VIỆN SẢN-NHI CÀ MAU

Phạm Thanh Phong1,, Phan Hữu Thuý Nga2, Võ Châu Quỳnh Anh2, Võ Thị Ánh Trinh2
1 Trung tâm Y tế huyện U Minh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tỷ lệ sinh con ở sản phụ trên 35 tuổi có xu hướng tăng; tăng nguy cơ sinh mổ nên cần theo dõi sát chuyển dạ sinh, nhất là bà mẹ có con lần đầu để tiên lượng, kịp thời can thiệp, nhằm hạn chế rủi ro, chất lượng cuộc sống của phụ nữ và trẻ. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả xử trí sản khoa ở sản phụ từ 35 tuổi trở lên mang thai nhập viện tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau. . Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả sản phụ từ 35 tuổi trở lên đến sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau từ 5/2020 đến 6/2021. Kết quả: Có 2,83% khởi phát chuyển dạ, 81,13% sản phụ sanh mổ. Lý do là mổ chủ động; chuyển dạ ngưng tiến triển chiếm 46,51%. Cân nặng trẻ sơ sinh là 3071± 6,9 gram, trong đó trẻ cân nặng từ 3000-<3500 gram chiếm 48,11%, trẻ cần hồi sức chiếm 7,55% và Bé nhập Khoa Sơ sinh là 48,11%. Trẻ chỉ dùng sữa mẹ là 43,14%; 21,57% trẻ bị chiếu đèn và sữa mẹ; thở máy- kháng sinh là 7,84%. Kết luận: Sản phụ trên 35 tuổi mang thai lần đầu nên khám thai, quản lý thai và theo dõi sinh tại Bệnh viện nhằm giảm tai biến và biến chứng cho mẹ và thai nhi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bạch Cam An (2001), Nghiên cứu thai nghén nguy cơ ảnh hưởng đôi với sản phụ, thai và sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Huế, Luận văn Thạc sĩ y học, Trưòng Đại học Y khoa Huế.
2. Tô Thị Thu Hằng (2001), Nghiên cứu tình hình các bà mẹ lớn tuổi đẻ con so tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 1996-2000, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Phạm Thị Hoa Hồng (2002), Những yếu tố tiên lượng một cuộc đẻ, Bài giảng sản phụ khoa, Hà Nội, tập I, tr.97-104.
4. Huỳnh Thúc Quỵ (2002), Tình hình chuyển dạ và tiên lượng sản khoa cho các sản phụ con so lớn tuổi, Nội san sản phụ khoa số 4(2), tr.346-350.
5. Francois s., Anita JG. (2006), The childbearing health and related service needs of new comers study protocol, American Journal of Public Health 26(2) pp.1-18.
6. Kenny L. (2006), Hypertension in pregnancy, Current Osbtetrics & Gynecology 16,b, pp.315-320.
7. Katherine T., Chen T., Cohen p. (2001), Increased risk of cesarean delivery with advancing maternal age: Indications and associated factors in nulliparous women, Am J Obstet Gynecol 185(4), pp.884-887.
8. Kazma A., Nassar AH. (2002), Impact of Advanced Maternal Age on Pregnancy Outcome, American Journal of Perinatology’ 12(1), pp.1-8.
9. Robert FB., Ray JG. (2001), Use of antihypertensive medications in pregnancy and the risk of adverse perinatal outcome Study of Hypertension in Pregnancy 2, New England Journal of Medicine 12(8), pp.1-8.
10. Sander G., Flanders WD. (2006), Associations of Maternal Age- and Parity-Related Factors with Trends in Low-Birth weight Rates: United States, 1980 through 2000, American Journal of Public Health 96(5), pp.865-861.