NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA SẢN NHI TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Theo thống kê của WHO hàng năm trên thế giới có khoảng 15 triệu trẻ đẻ non chào đời và tỷ lệ sinh non có xu hướng ngày càng gia tăng. Việc theo dõi đánh giá dinh dưỡng trẻ non tháng hay nhẹ cân trong thời gian nằm viện rất quan trọng, cho phép phát hiện sớm những trẻ chậm phát triển sau sinh và có biện pháp can thiệp thích hợp làm giảm các biến chứng sau này. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và đánh giá kết quả can thiệp trong 6 tháng sau xuất viện ở trẻ sơ sinh non tháng tại phòng khám ngoại trú, Bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 161 trẻ sinh non tháng nhẹ cân tại Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng từ tháng 5/2020 đến tháng 3/2021. Kết quả: Tỷ lệ sinh non tháng nhẹ cân là 42,9%. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ sinh non tháng nhẹ cân là: suy dinh dưỡng thai kỳ của mẹ và bệnh lý của mẹ. Kết luận: Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở những trẻ sinh non tháng là 42,9%. Tỷ lệ này khá cao. Cần đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục phụ nữ mang thai về các yếu tố nguy cơ cách phòng tránh nguy cơ sinh non tháng và biện pháp chăm sóc trẻ non tháng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sơ sinh nhẹ cân, non tháng, non tháng nhẹ cân
Tài liệu tham khảo
2. Lê Phương Linh và cộng sự (2019), Đánh giá hiệu quả nuôi dưỡng đường tiêu hóa ở trẻ non tháng tại Bệnh viện Phụ sản Trưng ương, Tạp chí nghiên cứu và thực hành nhi khoa số 2 (4, 2019).
3. Phạm Thị Thành và cộng sự (2015), “Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh tại Bệnh viện ĐKKV Định Quán năm 2014”.
4. Anil K. C et al. (2020), “Low birth weight and its associated risk factors: Health facilitybased case-control study”, PLoS ONE 15(6): e0234907.
Bayo Louis et al. (2016), “Prevalence and Factors Associated with Low Birth Weight among
Teenage Mothers in New Mulago Hospital: A Cross Sectional Study”, J Health Sci (El Monte). 2016; 4: 192–199
5. Ila R. Falcão et al. (2020), “Factors associated with low birth weight at term: a populationbased linkage study of the 100 million Brazilian cohort”, BMC Pregnancy and Childbirth (2020) 20:536.
6. Maznah Dahlui et al. (2013), “Risk factors for low birth weight in Nigeria: evidence from the 2013 Nigeria Demographic and Health Survey”.
7. Ravi Kumar Bhaskar et al. (2015), “A Case Control Study on Risk Factors Associated with Low Birth Weight Babies in Eastern Nepal”, International Journal of Pediatrics, Volume 2015, Article ID 807373, 7 pages.