ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TÝP HUMAN PAPILLOMAVIRUS Ở BỆNH NHÂN SÙI MÀO GÀ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sùi mào gà sinh dục là một bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục, do tác nhân Human papillomavirus. Có hơn 100 týp Human papillomavirus được biết đến, trong đó týp 6 và 11 chiếm tới 90%. Các týp 16, 18, 31, 33, 34 và 35 có thể gây loạn sản thượng bì và dẫn đến ung thư về sau. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh sùi mào gà và định týp Human papillomavirus ở bệnh nhân sùi mào gà tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 85 bệnh nhân sùi mào gà; thực hiện khám lâm sàng và phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, thu thập mẫu mô, định týp HPV bằng kỹ thuật lai phân tử Reverse Dot Blot (RDB). Kết quả: Nghiên cứu 85 bệnh nhân sùi mào gà có dạng thương tổn nhọn 89,4%, sùi mào gà sẩn 22,4%, sẩn sừng hóa 5,9% và sẩn dẹt 3,5%. HPV týp 6 và 11 chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 45,9% và 54,1%. Týp HPV nguy cơ thấp chiếm 18,8%, nguy cơ cao chiếm 10,6% và nhiễm cả 2 nhóm týp chiếm 70,6%. Kết luận: Sùi mào gà dạng nhọn là dạng thường gặp nhất chiếm 89,4%. HPV týp 11 là týp thường gặp nhất chiếm tỷ lệ 54,1%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sùi mào gà sinh dục, Human papillomavirus
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Thị Thùy Dung (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tìm hiểu một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị bệnh sùi mào gà bằng phương pháp đốt điện tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2017-2018, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Nguyễn Quang Minh (2010), "Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh sùi mào gà", Tạp chí Da liễu học Việt Nam. 10, tr.31-35.
4. Nguyễn Qúy Thái (2011), "Đánh giá hiệu quả điều trị sùi mào gà sinh dục bằng phẫu thuật Laser CO2 tại Thành phố Thái Nguyên", Tạp chí Y học thực hành. 6, tr.111-114.
5. Nguyễn Văn Thường (2017), "Sùi mào gà sinh dục - hậu môn", Bệnh học da liễu tập 2, Nhà xuất bản y học, tr.183-190.
6. Akpadjan, F, et al. (2017), "Anogenital Condyloma: Epidemiological, Clinical, Therapeutic and Evolutionary Aspects of 74 Cases in Benin", Journal of Cosmetics, Dermatological Sciences and Applications. 7(3), pp.221-228.
7. Al-Awadhi, R., et al. (2019), "Association of HPV genotypes with external anogenital warts: a cross sectional study", BMC Infect Dis. 19(1), pp.375.
8. Chanal, J., et al. (2016), "[CONDYDAV: A multicentre observational study of patients presenting external genital warts in France]", Ann Dermatol Venereol. 143(11), pp.675-681.
9. Ingles, Donna J., et al. (2015), "Human papillomavirus virus (HPV) genotype- and agespecific analyses of external genital lesions among men in the HPV Infection in Men (HIM) Study", The Journal of infectious diseases. 211(7), pp.1060-1067.
10. Nowak, R. G., et al. (2020), "Multiple HPV infections among men who have sex with men engaged in anal cancer screening in Abuja, Nigeria", Papillomavirus Res. 10, pp.100-200.