ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ Ở THAI QUÁ NGÀY DỰ SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2020- 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Khởi phát chuyển dạ cho thai quá ngày dự sinh giúp giảm nguy cơ suy thai, thai chết lưu, tử vong chu sinh. Có nhiều phương pháp chuyển dạ từ nong cơ học đến dùng thuốc với tỉ lệ thành công từ 40-90% nhưng chi phí cao hoặc có tác dụng không mong muốn. Mục tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm và đánh giá kết quả khởi phát chuyển dạ ở thai quá ngày dự sinh tại bệnh viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả sản phụ có tuổi thai từ 40 tuần 1 ngày trở lên đến nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang từ tháng 04/2020 đến 06/2021. Kết quả: Trong 161 sản phụ có khởi phát chuyển dạ bằng ống thông Foley: Sinh thường 44,72%. Thời gian từ lúc khởi phát chuyển dạ bằng thông Foley đến rút bóng là 7,39 ± 4,4 giờ. Thời gian đặt bóng <6 giờ chiếm 47,83%, từ 6-12 giờ chiếm 40,37%. Đa số bé có Apgar tốt: 1 phút ≥7 điểm: 99,38%, và Apgar 5 phút >8 điểm là 99,38%. Cân nặng của trẻ là 3224 ± 249g. Đờ tử cung sau sinh là 4,35%, rách tầng sinh môn phức tạp là 3,37%, chảy máu 2,48%, nhiễm trùng hậu sản 1,86%. Kết luận: Khởi phát chuyển dạ ở thai quá ngày dự sinh là đạt hiệu quả và an toàn cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thai quá ngày dự sinh, thông Foley, khởi phát chuyển dạ
Tài liệu tham khảo
2. Mai Thị Mỹ Duyên (2019), Hiệu quả khởi phát chuyển dạ của ống thông Foley đặt qua kênh cổ tử cung ở thai trưởng thành tại Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 18(1), tr.157-162.
3. Nguyễn Thị Lâm Hà, Võ Minh Tuấn (2016), Hiệu quả khởi phát chuyển dạ của ống thông Foley đặt qua kênh cổ tử cung ở thai trưởng thành tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 20(1), tr.322-327.
4. Hoàng Thế Hiệp (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thái độ xử trí thai quá ngày sinh dự đoán, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Hồ Thái Phong, Phan Việt Thanh (2015), Hiệu quả khởi phát chuyển dạ của thông Foley đặt lỗ trong cổ tử cung ở thai quá ngày tại Bệnh viện Đa khoa An Giang, Tạp chí Phụ sản, 13(2), tr.20-23.
6. Nguyễn Thị Anh Phương, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2016), So sánh hiệu quả khởi phát chuyển dạ của thông Foley bóng đôi cải tiến và bóng đơn đặt kênh cổ tử cung ở thai trưởng thành tại Bệnh viện Hùng Vương, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 20(1), tr.316-321.
7. Nguyễn Hà Ngọc Uyên và cộng sự (2018), Đánh giá hiệu quả của thông Foley 2 bòng cải tiền trong khởi phát chuyển dạ ở thai quá ngày dự sinh, Luận án chuyên khoa 2, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
8. Trần Đình Vĩnh và cộng sự (2019), Hiệu quả khởi phát chuyển dạ của ống thông Foley đặt qua kênh cổ tử cung ở thai ≥37 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng, Tạp chí Phụ sản, 16(04), tr.50-55.
9. Cromi A et al. (2007), Cervical ripening with the Foley catheter, Int J Gynaecol Ostet, 97(2): pp.105-9.
10. Grange J et al. (2017), Comparaison sonde à double ballonet-dinoprostone pour la maturation cervicale chez lé femmes obese à terme, Gynecologie Obstertrique Fertilite and Senologie, 83, pp.1-7.
11. Khaldoun, Khamaised, et al. (2012), Prostaglandin E2 versus Foley catheter balloon for induction of labor at tem: a randomized controlled study. Journal of the Royal medical servives, 19 (4), pp.37-42.