TỐI ƯU HOÁ QUY TRÌNH BÀO CHẾ BỘT CAO LÁ SEN

Nguyễn Thị Linh Tuyền1,, Lê Minh Thông1, Nguyễn Trần Vân Anh1, Đỗ Quang Dương2
1 Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Khoa Dược, Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp dược Việt Nam, việc bào chế các sản phẩm trung gian từ dược liệu như cao đặc, cao khô hoặc bột cao phục vụ cho nhu cầu sản xuất ngày càng nhiều. Chính vì lý do trên, tiến hành tối ưu hoá quy trình bào chế bột cao lá Sen.  Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số điều kiện ảnh hưởng đến quy trình bào chế bột cao lá Sen bằng phương pháp sấy phun với sự hỗ trợ của phần mềm BCPharSoft OPT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là dược liệu lá Sen. 20 công thức thiết kế theo mô hình Doptimal được thực hiện để tối ưu hoá quy trình bào chế. Bốn biến độc lập được chọn khảo sát gồm tỷ lệ dược liệu/dung môi (X1 gồm 1:15; 1:16; 1:17), độ cồn (X2 gồm 40%; 50%; 60%), nhiệt độ khí vào (X3 gồm 170oC; 175oC), tốc độ vòng (X4 gồm 4 vòng/phút; 5 vòng/phút). Hai biến phụ thuộc gồm hiệu suất sấy phun (Y1), độ ẩm (Y2). Chọn điều kiện chiết và điều kiện sấy phun sao cho bột cao lá Sen có hiệu suất sấy phun là cao nhất và độ ẩm là thấp nhất. Kết quả: Đã xác định được thông số tối ưu của quy trình bào chế gồm tỷ lệ dược liệu/dung môi là 1:15, độ cồn 60%, nhiệt độ khí vào 173oC, tốc độ vòng 4 vòng/phút. Kết luận: Đã bào chế thành công bột cao lá Sen bằng phương pháp sấy phun với hiệu suất sấy phun là 9,23% và độ ẩm là 5,68%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam V, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.1316-1317.
2. Võ Văn Chi (2002), Từ điển Thực vật thông dụng, tập 1 và 2, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 553-555, tr.1776-1777.
3. Nguyễn Đức Hạnh, Phan Thị Mỹ Hoàng, Đỗ Quang Dương, Nguyễn Trường Huy (2020), Liên quan nhân quả và tối ưu hoá công thức viên nén ngậm Thường Xuân, Tạp chí Y Học TPHCM, 24(6), tr. 68-76.
4. Ngô Thu Vân, Trần Hùng (2011), Dược liệu học, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.69-79.
5. Dhritiman Saha, Saroj K. Nanda, Deep N. Yadav (2019), Optimization of spray drying process parameter for production of groundnut milk powder, Powder Technology, 355, p.417-424.
6. Duangjai Tungmunnithum, Darawan Pinthong and Christophe Hano (2018), Flavonoids from Nelumbo nucifera Gaertn., a Medicinal Plant: Uses in Traditional Medicine, Phytochemistry and Pharmacological Activities, Medicines, Vol.127(5), p.1-13.
7. Edris Rahmati, Faroogh Sharifian, Mohammad Fattahi (2020), Process optimization of spray-dried Moldavian balm (Dracocephalum moldavica L.) extract powder, Food Science & Nutrition, Vol.8(12), p.6580-6591.
8. Emrah Eroglu, Ismail Tontul, Ayhan Topuz (2018), Optimization of aqueous extraction and spray drying conditions for efficient processing of hibiscus blended roseship tea powder, Journal of Food Processing and Preservation, Vol.42(6), p.1-9.
9. Ming-Zhi Zhu, Wei Wu, Li-Li Jiao, Ping-Fang Yang, Ming-Quan Guo (2015), Analysis of Flavonoids in Lotus (Nelumbo nucifera) leaves and their antioxidant activity using
Macroporous Resin Chromatography Coupled with LC-MS/MS and antioxidant Biochemical Assays, Molecules, 20, p.10553-10565.
10. Onur Ozdikicierter, Nur Dirim, Fikret Pazir (2019), Modeling and optimization of the spray drying parameters for soapwort (Gypsophila Sp.) extract, Food Science and Biotechnology, Vol.28(5), p.1409-1419.
11. Sachinkumar D. Gụnal, Satish V. Shirolkar (2020), An Overview of Process Parameters and spray drying agents involved in Spray drying of Herbal extracts, Paideuma jourrnal, Vol.13(7), p.102-118.