XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA MÃNG CẦU XIÊM (ANNONA MURICATA (L.) ANNONACEAE)

Huỳnh Thị Mỹ Duyên1,, Lê Hoàng Vũ 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Cây Mãng cầu xiêm (Annona muricata (L.) Annonacece) là loài cây có nhiều tiềm năng trong phòng và hỗ trợ nhiều bệnh như ung thư, tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, tăng cường lưu thông máu, giảm cân… Tuy nhiên, loại quả này có tên gọi là na xiêm nên dễ bị nhầm với các loại quả có tên tương tự ở các vùng, miền khác. Trên thực tế, Mãng cầu xiêm có khả năng phòng, chữa bệnh nhưng các loại khác thì lại không, đồng thời những nghiên cứu về loài cây này còn rất ít. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học của Mãng cầu xiêm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Lá, thân và rễ cây Mãng cầu xiêm được thu hái tại địa bàn thành phố Cần Thơ; Nghiên cứu đặc điểm thực vật học bằng phương pháp hình thái so sánh và phương pháp giải phẫu. Kết quả: Đã xác định được đặc điểm thực vật học của cây Mãng cầu xiêm trên cơ sở khảo sát và so sánh các đặc điểm hình thái với các tài liệu trước đó, đồng thời xác định và phân tích các đặc điểm giải phẫu các bộ phận của cây mà các nghiên cứu trước chưa có. Kết luận: Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học đã cung cấp một cách chi tiết và minh họa rõ nét về đặc điểm bên ngoài và cấu tạo bên trong cây Mãng cầu xiêm cho danh mục các loài thực vật Việt Nam.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Chi (2002), Từ điển thực vật thông dụng, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr.293-296.
2. Trương Thị Đẹp (2007), Thực vật dược, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr.6768; tr.187-188.
3. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây Cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, tr.242-244.
4. Trần Hùng (2015), Giáo trình phương pháp nghiên cứu dược liệu, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr.2-5. 5. Tra cứu cây thuốc, Khoa Dược, Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: http://uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/325 [Truy cập ngày 12/06/2016].
6. Gu Zhe-Ming, Zhao Geng-Xian (1995), Annonaceous acetogenins: Potent mitochondrial inhibitors with diverse applications, Recent Advances in Phytochemistry, 29, pp.249-310.
7. Yang Chunhua, Gundala Sushma Reddy et al. (2015), Synergistic Interactions Among Flavonoids and Acetogenins in Graviola (Annona muricata) Leaves Confer Protection Against Prostate Cancer, Carcinogenesis Advance Access, 36 (6), pp. 656-665.