TỶ LỆ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÁNG KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SÓC TRĂNG

Hứa Phước Trường1,, Phạm Thị Tâm2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm Helicobacter Pylori (H.pylori) là một trong những nhiễm khuẩn mạn


tính thường gặp nhất ở người viêm loét dạ dày - tá tràng. Nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệ H.pylori dương tính qua nội soi làm Phản ứng Urease nhanh (Clotest) là 24,6%. Điều trị H.pylori giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày từ 30% đến 40%. Những nghiên cứu gần đây cho thấy phác đồ điều trị cổ điểm phối hợp 3 thuốc (OAC) có hiệu quả thấp. Phác đồ 4 thuốc không Bismuth chưa được đánh giá kết quả đầy đủ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm H.pylori ở bệnh nhân được làm xét nghiệm Clotest qua nội soi dạ dày tá tràng và đánh giá kết quả điều trị tiệt trừ H.pylori bằng phác đồ 4 thuốc không có Bismuth. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu với 380 bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng từ tháng 06/2020 đến tháng 05/2021. Kết quả: Trên tổng số 380 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận: Tỷ lệ nhiễm H.pylori qua nội soi làm xét nghiệm Clotest là 22,4%; tỷ lệ điều trị tiệt trừ thành công là 88,24%. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm H.pylori qua nội soi ở bệnh nhân ngoại trú tương đối cao, phù hợp với các báo cáo dịch tễ và tỷ lệ điều trị thành công bằng phác đồ 4 thuốc không Bismuth còn hiệu lực tốt tại Sóc Trăng. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Quách Trọng Đức, Trần Kiều Miên (2012), Điều trị loét dạ dày-tá tràng, Điều trị học nội khoa, tr.209-224.
2. Đặng Ngọc Quý Huệ (2018), “Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của
Helicobacter Pylori bằng Epsilometer và hiệu quả của phác đồ EBMT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn”, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế, Huế.
3. Phan Tấn Tài, Huỳnh Chí Hùng (2013), “Tỷ lệ nhiễm helicobacter pylori trên bệnh nhân nội soi dạ dày tá tràng tại bệnh viện đa khoa Phú Tân, An Giang”, Kỷ yếu nghiên cứu Khoa học Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2013, tập 1, tr.93-96.
4. Trần Thị Khánh Tường, Vũ Quốc Bảo (2017), “Hiệu quả điều trị của phác đồ 4 thuốc có bismuth trong điều trị nhiễm Helicobacter pylori”, Tạp Chí Y Dược học, Tập 7 (03).
5. Atkinson N. S. and B. Braden (2016), “Helicobacter pylori infection: Diagnostic strategies in primary diagnosis and after therapy”, Dig Dis Sci, 61(1), pp.19-24.
6. Chey W. D., G. I. Leontiadis, C. W. Howden, et al. (2017), “ACG clinical guideline: Treatment of helicobacter pylori infection”, Am J Gastroenterol, 112 (2), pp.212-239.
7. Eusebi L. H., R. M. Zagari and F. Bazzoli (2014), “Epidemiology of helicobacter pylori infection”, Helicobacter, 19 Suppl 1, pp.1-5.
8. Hao Yu, Yingjia Mao, Lijie Cong, et al. (2018), “Prevalence and genotyping of
Helicobacter pylori in endoscopic biopsy samples from a Chinese population”, Journal of Laboratory Medicine, 20180022.
9. Wang C., Liu J., Shi X., et al. (2021), “Prevalence of Helicobacter pylori Infection in Military Personnel from Northeast China: A Cross-Sectional Study”, Int J Gen Med, 14, 1499-1505.