KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT DO STRESS VÀ MỘT SỐ BIẾN CỐ NỘI VIỆN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2020-2021

Lê Đức Nhân1,, Nguyễn Thanh Liêm2, Nguyễn Khánh Duy3, Nguyễn Thị Thanh Hằng4
1 Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng
2 Bộ môn Điều dưỡng hệ Nội, trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
4 Bệnh viện Đa khoa Hòa Hảo - Medic Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp thường tăng đường huyết do stress và tăng đường huyết do stress là một yếu tố dự đoán độc lập các biến cố tim mạch trong viện. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Khảo sát tỷ lệ tăng đường huyết do stress ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp; 2) Đánh giá mối liên quan giữa tăng đường huyết do stress với một số biến cố tim mạch trong thời gian nằm viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 141 bệnh nhân từ 07/2020 đến 07/2021 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Kết quả: Có 39,7 % bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có tăng đường huyết do stress. Suy tim ở nhóm tăng đường huyết do stress cao hơn 1,3 lần so với nhóm không tăng đường huyết (86,7% và 63,6% so với 46,6%). Rối loạn nhịp tim nặng nhóm 3 (đường huyết >180 mg/dl) cao hơn so với nhóm 2 (đường huyết 141-180 mg/dl) và nhóm 2 cao hơn 6,7 lần so với nhóm 1 (đường huyết ≤ 140 mg/dl) (20,0% và 18,2% so với 2,7%); Choáng tim nhóm 3 cao hơn so với nhóm 2 và nhóm 2 cao hơn 8,6 lần so với nhóm 1 (13,3% và 12,1% so với 1,4%). Kết luận: Tỷ lệ tăng đường huyết do stress trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp chiếm tỷ lệ cao và biến cố tim mạch nội viện tăng theo mức độ tăng đường huyết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Diabetes Association, (2020), “Standards of medical care in diabetes - 2020”, Diabetes Care 2020, 43(1):14-31.
2. Huỳnh Lê Trọng Tường, (2017), “Tăng đường huyết do stress và các biến cố tim mạch trong thời gian nằm viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp”, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
3. Deedwania P, Kosiborod M, Barrett E, et al. (2008), “Hyperglycemia and acute coronary syndrome: ascientific statement from the American Heart Association Diabetes Committee of the Council on Nutrition, Physical Activity, and Metabolism”, Circulation, 117(12):1610 - 1619.
4. Goran Koraćević, Sladjana Petrović, Miloje Tomašević, et al. (2006), “Stress hyperglycemia in acute myocardial infarction”, Medicine and Biology ,13(3):152-157.
5. Sanjuán R, Núñez J, Blasco ML, et al. (2011), “Prognostic implications of stress hyperglycemia in acute ST elevation myocardial infarction Prospective observational study, Rev Esp Cardiol , 64(3):201-207.
6. Thygesen K, Alpert JS, Jaffe AS, et al. (2018), “Fourth universal definition of myocardial infarction (2018)”, CirculationJ, 138:618-651.
7. Zhouna, Li Zhen, (2014), “Relationship between stress hyperglycemia and in hospital mortality and complications in patients with acute myocardial infarction”, JACC, 64(16):126.