ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT RÒ LUÂN NHĨ TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ NĂM 2019 - 2021

Đỗ Duy Khánh1,, Châu Chiêu Hòa 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rò luân nhĩ là đường rò vùng đầu mặt khá phổ biến, chẩn đoán đơn giản nhưng dễ tái phát sau phẫu thuật. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị rò luân nhĩ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 70 bệnh nhân rò luân nhĩ được điều trị bằng phẫu thuật; bằng phương pháp tiến cứu, quan sát, mô tả, có can thiệp lâm sàng. Kết quả: Vị trí giải phẫu lỗ rò luân nhĩ: Vị trí kinh điển 94,9%; sau vị trí kinh điển 5,1%. Chỉ định phẫu thuật: nóng 91,4%; ấm 8,6%. Tái phát sau phẫu thuật 3 tháng có 6 tai, chiếm 8,6%. Kết quả sau phẫu thuật 3 tháng: tốt 91,4%; xấu 8,6%. Kết luận: Rò luân nhĩ gặp nhiều nhất ở lứa tuổi trẻ em, dị dạng phối hợp kèm theo hiếm gặp. Vị trí kinh điển của lỗ rò chiếm tỷ lệ cao. Đa số kết quả sau phẫu thuật đạt kết quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Quốc Anh (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều rò luân nhĩ bằng phẫu thuật, Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Huế.
2. Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật do bẩm sinh vùng đầu cổ tại Huế, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế.
3. Dương Long Lâm (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô học của nang và rò khe mang I, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Nhan Trừng Sơn (2000), 115 trường hợp dò luân nhĩ trong năm 1999 tại khoa Tai mũi họng bệnh viện Nhi đồng 1, thời sự y học tháng 8/2000 Hội Y Dược học Tp Hồ Chí Minh, 5 (4), tr.185-186.
5. Nguyễn Tư Thế, Lê Quốc Anh, Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2017), Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật viêm tấy, áp xe rò luân nhĩ tại Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế, Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 7, tr.213-218.
6. Phạm Thị Bích Thủy (2003), Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị rò quanh lại gặp lại Bệnh viện Tai mũi họng Hà Nội từ tháng 01/2001 đến tháng 07/2002, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Trọn (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật đường dò bẩm sinh vùng trước tai tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2014-2015, Luận án chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
8. An Soo-Youn, Hyo G. C., Joong S. L., et al. (2014), Analysis of incidence and genetic predispossition of preauricular sinus, International Journal of Pediatric Otorhinolaryngology, 78, pp.2255-2257.
9. Hong J. K., Jae H. L., Hyun S. C., et al. (2012), A case of bilateral postauricular sinuses, Korean J Audiol, 16, pp.99-101.
10. Wan-Ju Huang, Chia-Huei Chu (2013), Decision making in the choice o surgical management for preauricular sinuses with different severities, Otolaryngology Head and Neck Surgery, 148(6), pp.959-964.