ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI RĂNG TRƯỚC TRÊN BẰNG MÃO SỨ ZIRCONIA

Vũ Thị Bích Vân1,, Trần Thị Phương Đan 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thẩm mỹ nụ cười dựa trên vị trí thích hợp của môi, tình trạng mô nướu, vị trí răng và đặc biệt là hình dạng và màu sắc răng. Sâu răng, chấn thương, những răng dị dạng hoặc đổi màu thường được chỉ định điều trị bằng phục hình sứ, loại phục hình phù hợp là mão sứ Zirconia. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá chất lượng điều trị phục hồi răng vĩnh viễn trước trên bằng mão sứ Zirconia trên bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 20202021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả có can thiệp lâm sàng, không nhóm chứng trên 63 bệnh nhân với 83 đơn vị phục hình mão sứ Zirconia tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 06/2020 đến tháng 06/2021. Kết quả: Sau khi lắp có 04 răng màu sắc chỉ đạt trung bình chiếm tỷ lệ 4,8%, 08 răng nhạy cảm tủy chiếm tỷ lệ 9,6%, đánh giá chung sau khi lắp mão là 85,5% đạt kết quả tốt. Sau 06 tháng gắn mão thì màu sắc răng không thay đổi so với khi gắn, có 02 răng bị mẻ lớp sứ phủ chiếm 2,4%, đánh giá chung sau khi lắp mão là 92,8% đạt kết quả tốt. Kết luận: Mão sứ Zirconia là loại phục hình phù hợp cho răng sâu vỡ lớn, răng đã nội nha, nhiễm sắc hoặc dị dạng. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tuấn Dương (2014), Ðánh giá kết quả điều trị phục hình thẩm mỹ răng bằng chụp sứ Zirconia, Luận văn thạc sĩ Y Học, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
2. Trần Thị Mỹ Hạnh, Dương Anh Tùng (2013), Tình hình chấn thương răng tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương từ 1/12/11 đến 30/12/2012, Tạp chí Y Học Thực Hành, 866 (4), tr.70-72.
3. Chu Thị Quỳnh Hương (2010), Nghiên cứu và đánh giá kết quả sử dụng vật liệu toàn sứ Ips Empress II trong phục hình nhóm răng trước, Luận văn tiến sĩ Y Học, trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Mỹ Nga (2020), Đánh giá kết quả điều trị răng trước trên vỡ lớn bằng mão răng sứ kim loại, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2020 (26), tr.47-55.
5. Herbert T. Shillingburg, David A. Sather (2012), Fundamentals of fixed prosthodontics, pp. 266-269.
6. D. Orstavik, K. Kerekes,H. M. Eriksen (1986), The periapical index: a scoring system for radiographic assessment of apical periodontitis, Endod Dent Traumatol, 2 (1), pp.20-34.
7. G Shashirekha, Amit Jena (2013), Prevalence and Incidence of Gemination and Fusion in
Maxillary Lateral Incisors in Odisha population and Related Case Report, J Clin Diagn Res,
7 (10), pp.2326-2329.
8. G. M. Tartaglia, E. Sidoti, C. Sforza (2015), Seven-year prospective clinical study on zirconiabased single crowns and fixed dental prostheses, Clin Oral Investig, 19 (5), pp. 1137-1145.
9. L. Nistor, M. Grădinaru, R. Rîcă, P. Mărășescu, M. Stan, H. Manolea, A. Ionescu, I. Moraru (2019), Zirconia Use in Dentistry - Manufacturing and Properties, Curr Health Sci J, 45 (1), pp. 28-35.
10. Luciane Geanini Pena Dos Santos, L. A. Chisini, C. G. Springmann, B. D. M. Souza, F. G. Pappen, F. F. Demarco, M. C. S. Felippe,W. T. Felippe (2018), Alternative to Avoid Tooth Discoloration after Regenerative Endodontic Procedure: A Systematic Review, Braz Dent J, 29 (5), pp.409-418.
11. Paul Abbott, C. Yu (2007), A clinical classification of the status of the pulp and the root canal system, Australian dental journal, 52 pp.17-31.
12. R. Hummel, N. A. E. Akveld, J. J. M. Bruers, W. J. M. van der Sanden, N. Su,G. J. M. G. van der Heijden (2019), Caries Progression Rates Revisited: A Systematic Review, Journal of dental research, 98 (7), pp.746-754.
13. S. P. Ramfjord (1967), The Periodontal Disease Index (PDI), J Periodontol, 38 (6), pp.602-610.