NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRẦM CẢM SAU ĐỘT QUỴ NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2020 - 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trầm cảm sau đột quỵ là tình trạng bệnh lý tâm thần có tỷ lệ cao, ảnh hưởng nhiều tới tiến triển và hồi phục của bệnh nhân sau đột quỵ và để lại gánh nặng bệnh tật. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau đột quỵ não cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân đột quỵ não cấp được điều trị tại khoa Nội Thần kinh và phòng khám Nội Thần kinh Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2020-2021. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu nghiên cứu là 187 bệnh nhân, sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm sau đột quỵ não cấp là 20,3%. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau đột quỵ: Giới tính nữ (p < 0,05); thu nhập ≤ 3 triệu đồng/tháng (p < 0,05); đột quỵ > 1 lần (p < 0,05); xuất huyết não (p < 0,001); mắc bệnh đột quỵ < 6 tháng (p < 0,001); đái tháo đường (p < 0,01); rối loạn lipid máu (p < 0,001). Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm sau đột quỵ não cấp là 20,3%. Các yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau đột quỵ não cấp: Giới tính, thu nhập, số lần đột quỵ, xuất huyết não, đột quỵ dưới 6 tháng, đái tháo đường, rối loạn lipid máu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trầm cảm, đột quỵ não cấp, yếu tố liên quan
Tài liệu tham khảo
2. Đoàn Hữu Nhân (2019), Khảo sát tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân sau đột quỵ điều trị tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược
TPHCM.
3. Dương Minh Tâm (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân sau nhồi máu não, Luận án tiến sĩ Yhọc, Đại học Y Hà Nội.
4. Association, American Psychiatric (2013), Diagnostic And Statistical Manual Of Mental Disorders, pp.155-188.
5. Barbara G.F., Jaracz K., Górna K., et al., (2018), Depressive symptoms in stroke patients treated and non-treated with intravenous thrombolytic therapy: a 1-year follow-up study”, Journal of Neurology. 265, pp.1891-1899.
6. Jorgensen T.S., Wium-Andersen I.K., Wium-Andersen M.K., et al., (2016), Incidence of Depression After Stroke, and Associated Risk Factors and Mortality Outcomes, in a Large Cohort of Danish Patients, JAMA Psychiatry. 2016; 73, pp.1032-1040.
7. Khedr E.M., Abdelrahman A.A., Desoky T., et al., (2020), Post-stroke depression: frequency, risk factors, and impact on quality of life among 103 stroke patients - hospitalbased study, The Egyptian Journal of Neurology, Psychiatry and Neurosurgery, 56-66.
8. Liu R., Yue Y., et al., (2017), A risk prediction model for post-stroke depression in Chinese stroke survivors based on clinical and socio-psychological features, Oncotarget. 8(38), pp.62891-62899.
9. Perrain R., Mekaoui L., et al., (2020), A meta-analysis of poststroke depression risk factors comparing depressive-related factors versus others, International Psychogeriatrics, pp. 1 - 14.
10. Robert G. R., Ricardo E. J. (2016), Post-Stroke Depression: A Review, American Journal Psychiatry. 173, pp.221-231.
11. Schöttke H., Giabbiconi C.M. (2015), Post-stroke depression and post-stroke anxiety:
prevalence and predictors, International Psychogeriatric Association. 27, pp. 1805 - 1812.
12. Shi Y., Yang D.D., Zeng Y.Y., Wu W., (2017), Risk Factors for Post-stroke Depression: A Meta-analysis, 9. 218.
13. Tsai C.S., Wu C.L, Hung T.H., et al., (2016), Incidence and risk factors of poststroke depression in patients with acute ischemic stroke: A 1- year prospective study in Taiwan, Biomedical Journal. 2016, pp.1-6.
14. Vera Schepers, et al. (2009), Prediction of depressive symptoms up to three years poststroke, Journal Rehabilitation Medicine. 41, pp.930-935.
15. Zhang Y., He J.R, Liang H.B., et al., (2017), Diabetes mellitus is associated with late-onset post-stroke depression, Journal of Affective Disorders. 221, pp.222-226.