KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG ĐOẠN THẤP BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT LIÊN CƠ THẮT

Nguyễn Ngọc Sơn1,, Lê Văn Lâm1, Lê Thanh Hùng 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề:. Phẫu thuật cắt liên cơ thắt được mô tả bởi Schiessel vào đầu những năm 1990 để bảo tồn cơ thắt thay thế cho phẫu thuật Miles. Từ đó đã có rất nhiều nghiên cứu về phương pháp này. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả ngắn hạn về mặt ung thư học và chức năng của hậu môn sau phẫu thuật nội soi cắt liên cơ thắt (LISR: Laparoscopic Intersphincteric Resection) điều trị ung thư trực tràng đoạn thấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 31 bệnh nhân ung thư trực tràng đoạn thấp, được phẫu thuật LISR với “no stoma” tại Bệnh viện ĐHYD Cần Thơ và bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ từ 03/2019-03/2021. Kết quả ngắn hạn về mặt ung thư học (cắt lạnh, CRM và diện cắt dưới) và chức năng (tiêu gấp, tần số đại tiện và điểm Wexner) đã được nghiên cứu và theo dõi trong 24 tháng. Kết quả: Không có trường hợp tử vong trong 30 ngày sau phẫu thuật. Biến chứng sau mổ: nhiễm trùng vết mổ và hẹp miệng nối gặp ở 6,5% bệnh nhân, 3,2% bệnh nhân bị áp xe vùng chậu. Diện cắt R0 đạt 93,5%, tái phát tại chỗ (buồng trứng và miệng nối) xuất hiện ở hai bệnh nhân lần lượt sau phẫu thuật 6 tháng và 12 tháng. Điểm Wexner trung bình đạt 12 và 11 lần lượt ở tháng 6 và 12, số lần đại tiện trung bình 4,5 lần. 2(6,5%) bệnh nhân phát hiện di căn gan tại thời điểm tháng 3 sau phẫu thuật. Kết luận: Phẫu thuật LISR có thể thay thế tốt cho phẫu thuật Miles trong điều trị ung thư trực tràng đoạn thấp khi bệnh nhân được lựa chọn cẩn thận. Kết quả về mặt ung thư học khá tốt và có thể so sánh với phẫu thuật Miles và cắt trước thấp. Còn kết quả về mặt chức năng sau LISR là không tối ưu nhưng có thể chấp nhận được.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoàng Bắc, (2018), Phẫu thuật nội soi Đại Trực Tràng, Nhà xuất bản Y học, tr. 131-147.
2. Trần Thiện Hòa, Đỗ Minh Hùng, Nguyễn Hải Đăng, Văn Tần, (2012), "Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi cắt trực tràng thấp với miệng nối đại tràng – hậu môn khâu tay qua đường hậu môn có bảo tồn cơ thắt trong ung thư trực tràng thấp", Y Học TP Hồ Chí Minh, 16 (1), tr.147-151.
3. Trương Vĩnh Quý, (2018), Đánh giá kết quả điều trị triệt căn ung thư trực tràng thấp bằng phẫu thuật nội soi có bảo tồn cơ thắt, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học y dược Huế, tr.74-100.
4. Nguyễn Hữu Thịnh, (2020), Ung thư trực tràng tiến bộ trong chẩn đoán & điều trị, Nhà xuất bản Y học, tr. 169-175.
5. Nguyễn Văn Tuấn, (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật nội soi cắt trước cực thấp trong ung thư trực tràng tại Cần Thơ, Luận văn Cao học, Đại học Y Dược Cần Thơ, tr.4-31.
6. Bianco F, Belli A, De Franciscis S, Falato A, et al. (2016), ""Scarless" and no-stoma surgery for low rectal cancer: the laparoscopic pull-through delayed "high" colo-anal anastomosis", Updates Surg, 68 (1), pp.99-104.
7. Courtney M. Townsend Jr., R. D. Beauchamp, B. M. Evers, K. L. Mattox, (2022), Sphincter-Sparing Surgery Procedure for Low Rectal Cancers, “chapter 52: Colon and rectum”, Sabiston Textbook of Surgery, 21th ed., pp.1382-1384.
8. Depuydt B, (2015), Oncological and functional outcome of intersphincteric resection and coloanal anastomosis for very low rectal cancer, Master of Medicine, Faculty of Medicine And Health Sciences, Universiteit Gent, pp.9-13.
9. Park I J, Kim J C, (2018), "Intersphincteric Resection for Patients With Low-Lying Rectal Cancer: Oncological and Functional Outcomes", Ann Coloproctol, 34 (4), pp.167-174.
10. Schiessel R, Karner-Hanusch J, Herbst F, Teleky B, et al. (1994), "Intersphincteric resection for low rectal tumours", Br J Surg, 81 (9), pp.1376-1378.
11. Shirouzu K, Murakami N, Akagi Y, (2017), "Intersphincteric resection for very low rectal cancer: A review of the updated literature", Ann Gastroenterol Surg, 1 (1), pp.24-32.
12. Trung L V, Duc T V, Loc N V V, Tien T P D, et al. (2021), "Laparoscopic intersphincteric resection with hand-sewn coloanal anastomosis in the treatment of low rectal cancer: 10-year experience", European Surgery.