PHÁT HIỆN MYCOPLASMA PNEUMONIAE VÀ CHLAMYDIA PNEUMONIAE BẰNG KỸ THUẬT REAL-TIME PCR TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mycoplasma pneumoniae (M. pneumoniae) và Chlamydia pneumoniae (C.
pneumoniae) là hai loại vi khuẩn không điển hình gây bệnh viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) nhưng định danh rất khó bằng phương pháp nuôi cấy và huyết thanh học. Hiện nay, kỹ thuật real-time PCR là kỹ thuật sinh học phân tử giúp phát hiện vật liệu di truyền của hai vi khuẩn này với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae và C. pneumoniae ở bệnh nhân viêm phổi cộng đồng bằng kỹ thuật real-time PCR. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae và C. pneumoniae ở bệnh nhân viêm phổi cộng đồng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên mẫu đàm của 157 bệnh nhân được chẩn đoán VPCĐ, điều trị tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 07/2020 đến tháng 05/2021. Kết quả: Tỷ lệ phát hiện M. pneumoniae và C. pneumoniae ở mẫu đàm của bệnh nhân VPCĐ là 14,6% (23/157), trong đó M. pneumoniae chiếm tỷ lệ 56,5% (13/23), C. pneumoniae chiếm tỷ lệ 8,7% (2/23) và đồng nhiễm cả hai vi khuẩn là 34,8% (8/23); Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae và C. pneumoniae với các đặc điểm chung của bệnh nhân viêm phổi cộng đồng, cũng như số lượng bạch cầu trung tính, CRP và hình ảnh tổn thương phổi trên X-quang. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae và C. pneumoniae phát hiện bằng kỹ thuật realtime PCR ở bệnh nhân viêm phổi cộng đồng là 14,6% tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae và C. pneumoniae với các đặc điểm dân số, đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân viêm phổi cộng đồng (p>0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm phổi cộng đồng, M. pneumoniae và C. pneumoniae, real-time PCR
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế, (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn, Bộ Y tế, Hà Nội, tr.22-24.
3. Võ Đức Chiến, Trần Thị Kiều, Từ Ngân Trâm, Phạm Hùng Vân, (2017), "Đánh giá vai trò của xét nghiệm vi sinh trong chẩn đoán các tác nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp dưới", Thời sự Y học, 2017 (3), tr.30-31.
4. Tạ Thị Diệu Ngân, (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, tr.82.
5. Phạm Thắng, (2011), Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.133-134, 138-139.
6. Forest W. Arnold, James T. Summersgill, Julio A. Ramirez, (2016), "Role of atypical pathogens in the etiology of Community - acquired pneumonia", Seminars in Respiratory and Critical Care Medicine, 37 (5), pp.1-10.
7. Grace Lui, Margaret IP, Nelson Lee, Timothy H. Rainer, Shin Y Man, Clives S. Cockram, Gregory E. Antonio, Margaret H. L. NG, Michael H. M. Chan, Shirley S. L. Chau, Paulina
Mak, Paul K. S. Chan, Anil T. Ahuja, Joseph J. Y. Sung, David S.C. Hui, (2009), "Role of 'atypical pathogens' among adult hospitalized patients with community - acquired pneumoniae", Asian Pacific society of respirology, 2009 (14), pp.1.098-091.105.
8. Hitomi Fukumoto, Yuko Sato, Hideki Hasegawa, Hidehisa Saeki, Harutaka Katano, (2015), "Development of a new real - time PCR system for simultaneous detection of bacteria and fungi in pathlogical samples", Int J Clin Exp Pathol, 8 (11), pp.15.479-415.487.
9. Javier H. Ticona, Victoria M. Zaccone, Isabel M. McFarlane, (2021), "CommunityAcquired Pneumonia: a focused review", Am J Med Case Rep, 9 (1), pp.45-52.
10. Jordi Almirall, Mateu Serra-Prat, Ignasi Bolíbar, Valentina Balasso, (2017), "Risk factors for Community-Acquired Pneumonia in adults: a systematic review of observational studies", Respiration, 94, pp.299-311.
11. Kensuke Takahashi, Motoi Suzuki, Le Nhat Minh, Nguyen Hien Anh, Luu Thi Minh Huong, Tran Vo Vinh Son, Phan The Long, Nguyen Thi Thuy Ai, Le Huu Tho, Konosuke Morimoto, Paul E Kilgore, Dang Duc Anh, Koya Ariyoshi, Lay Myint Yoshida, (2013), "The incidence and aetiology of hospitalised community-acquired pneumonia among Vietnamese adults: a prospective surveillance in Central Vietnam", BMC Infectious Diseases, 13 (296), pp.1-11.
12. Leon Peto, Behzad Nadjm, Peter Horby, Ta Thi Dieu Ngan, Rogier van Doorn, Nguyen Van Kinh, Heiman F. L. Wertheim, (2014), "The bacterial aetiology of adult community - acquired pneumonia in Asia: a systematic review", Trans R Soc Trop Med Hyg, 108 (6), pp.331.
13. Naomi J. Gadsby, Clark D. Russell, Martin P. McHugh, Harriet Mark, Andrew Conway Morris, Ian F. Laurenson, Adam T. Hill, Kate E. Templeton, (2016), "Comprehensive Molecular Testing for Respiratory Pathogens in Community - Acquired Pneumonia", Clinical Infectious Diseases, 62 (7), pp.817-823.