NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TẬT KHÚC XẠ Ở HỌC SINH 11 ĐẾN 14 TUỔI TẠI TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020

Bùi Thanh Quyển1,, Lê Minh Lý2
1 Bệnh viện Chuyên khoa 27/2 Sóc Trăng
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tật khúc xạ ở học sinh là vấn đề sức khỏe cộng đồng, đang gia tăng nhanh ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở học sinh 11 đến 14 tuổi tại tỉnh Sóc Trăng năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 3.188 học sinh từ 11 đến 14 tuổi tại 6 trường trung học cơ sở của tỉnh Sóc Trăng, từ tháng 09/2020 đến tháng 12/2020. Kết quả: Trong số 3.188 học sinh được tầm soát, có 716 học sinh được xác định mắc tật khúc xạ, tỷ lệ tật khúc xạ chung là 22,5%, trong đó cận thị là 66,48%, loạn thị 32,8% và viễn thị 0,7%; tật khúc xạ mức độ nhẹ 63%, vừa 28,9%, nặng 4,6% và rất nặng 3,5%. Tật khúc xạ cũng tăng dần theo lứa tuổi, tỷ lệ tật khúc xạ ở 11, 12, 13 và 14 tuổi lần lượt là 16,2%, 21,0%, 24,0% và 30,6%. Một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ gồm có: Thời gian học tập, chơi điện tử, xem truyền hình, hoạt động ngoài trời, thể dục thể thao. Học sinh có thời gian học ngoài giờ, chơi điện tử, xem truyền hình càng nhiều thì nguy cơ mắc tật khúc xạ càng cao, học sinh có thời gian hoạt động ngoài trời, thể dục thể thao càng nhiều nguy cơ mắc tật khúc xạ càng thấp. Kết luận: Tỷ lệ tật khúc xạ chung ở học sinh 11 đến 14 tuổi là 22,5%, do đó cần có sự quan tâm xây dựng mô hình can thiệp để phòng chống tật khúc xạ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo (2011), Nghiên cứu tình hình cận thị và cong vẹo cột sống ở học sinh Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và đề xuất giải pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ, tr.47-89.
2. Đinh Mạnh Cường (2016), Thực trạng tật khúc xạ của học sinh Trung học cơ sở và dịch vụ chăm sóc tật khúc xạ ở tỉnh Bắc Kạn năm 2014-2015, Tạp chí Y học Dự phòng, Tập 27, số 1 (189) 2017, tr.161.
3. Vũ Quang Dũng (2013), Nghiên cứu thực trạng tật khúc xạ, yếu tố nguy cơ và hiệu quả của một số giải pháp phòng chống tật khúc xạ học đường tại tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ y học. Trường Đại học Thái Nguyên tr.25-76.
4. Nguyễn Viết Giáp (2013), Nghiên cứu tình hình tật khúc xạ ở học sinh THCS thành phố Vũng Tàu, Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc năm 2014, tr.26-27.
5. Nguyễn Viết Giáp (2013), Kinh nghiệm xây dựng và phát triển các dịch vụ chăm sóc tật khúc xạ tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc năm 2013, tr.21-24.
6. Nguyễn Xuân Hiệp (2018), Công tác phòng chống mù lòa năm 2018, phương hướng hoạt động tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030, Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa Việt Nam 2018, tr.68-69.
7. Hoàng Hữu Khôi (2017), Nghiên cứu tật khúc xạ và mô hình can thiệp ở học sinh trung học cơ sở thành phố Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Huế, tr.71-138.
8. Đỗ Thị Phương (2018), Tìm hiểu thực trạng thị lực và các yếu tố ảnh hưởng đến thị lực của học sinh trường trung học cơ sở Phạm Hồng Thái, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kỳ 1 - 8/2018), tr.19-23.
9. Nguyễn Mạnh Quỳnh (2020), Thực trạng tật khúc xạ ở học sinh một số trường trung học cơ sở tại nội thành phố thái nguyên và thử nghiệm mô hình quản lý tật khúc xạ, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Thái Nguyên, tr.7-14.
10. Vũ Thị Thanh (2016), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học tật khúc xạ ở học sinh 6 - 15 tuổi tại thành phố Hà Nội và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y, tr.47-127.
11. Phạm Văn Tần (2010), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến cận thị ở học sinh bốn trường THCS tại thành phố Bắc Ninh, Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa năm 2010, tr.87-89.
12. Nguyễn Văn Trung (2015), Nghiên cứu thực trạng cận thị học đường và một số yếu tố liên quan đối tượng học sinh trên địa bàn thành phố Trà Vinh năm 2014, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Trà Vinh, tr.15-24.