SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG VÀ CHỐNG NGƯNG TẬP TIỂU CẦU TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO NĂM 2020

Lê Thị Bé Năm1,, Phạm Thành Suôl2
1 Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Nhồi máu não luôn là vấn đề thời sự của y học bởi đây là căn bệnh phổ biến, mang tính toàn cầu, có tỷ lệ tử vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ sử dụng các loại thuốc chống kết tập tiểu cầu và thuốc chống đông trong điều trị nhồi máu não (2) Xác định tỷ lệ và mức độ tương tác thuốc của thuốc chống kết tập tiểu cầu và thuốc chống đông. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu cắt ngang trên 304 bệnh nhân nội trú được chẩn đoán nhồi máu não tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long, trong thời gian 12 tháng từ tháng 01/2020 đến tháng 01/2021. Kết quả: Trong 304 bệnh nhân sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu và/hoặc thuốc chống đông máu, aspirin chiếm 90,8% và clopidogrel 14,5%; enoxaparin chiếm 3% và acenocoumarol chiếm 5,9%. Đối với liệu pháp chống huyết khối, phác đồ đơn trị liệu được sử dụng thường xuyên nhất 87,5%. Phác đồ điều trị kép và bộ ba lần lượt là 10% và 1,6%; trong số 6 phác đồ chống huyết khối khác nhau được sử dụng, phác đồ phổ biến nhất là 1 thuốc chống kết tập tiểu cầu và/hoặc thuốc chống đông máu. Tỷ lệ tương tác thuốc chiếm 75%. Trong đó, có 12,3% tương tác ở mức độ nặng và 66,7% ở mức độ trung bình. Kết luận: Các thuốc chống kết tập tiểu cầu và các thuốc chống đông với giá trị làm giảm nguy cơ nhồi máu não do huyết khối và giúp giảm tỷ lệ tử vong, mức độ tàn phế và tái phát. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2020), Quyết định số 5331/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não”.
2. Bộ môn Dược lý - Dược lâm sàng (2020), Giáo trình Dược lý, Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Nguyễn Thị Thúy Ngọc (2020), Khảo sát tình hình điều trị nhồi máu não cấp tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Lê Ngọc Anh Pha (2019), Khảo sát việc sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu và thuốc chống đông trên bệnh nhân nhồi máu não tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phan Thị Uyên (2016), Phân tích tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân nhồi máu não tại Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Luận văn thạc sỹ dược học, Đại học Y Dược Hà Nội.
6. Benjamin E J, Virani S S, Callaway C W, Chamberlain A M, et al. (2018), “Heart Disease and Stroke Statistics-2018 Update: A Report From the American Heart Association”, Circulation, 137 (12), pp.e67-e492.
7. Hankey, G. J. (2017), Stroke, The Lancet, 389(10069), pp.641-654.
8. Johnston SC, Easton JD, Farrant M, Barsan W, et al. (2018), “Clopidogrel and Aspirin in Acute Ischemic Stroke and High-Risk TIA”, N Engl J Med, 379, pp. 215-225.
9. William J. Power, et al. (2018), “Guidelines for the Early Management of Patients With Acute Ischemic Stroke, A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association”, Stroke, 49(3).