KHẢO SÁT KIẾN THỨC PHÒNG NGỪA TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN Y TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Kết quả khảo sát của nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tổn thương do vật sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng còn cao, để lại nhiều hậu quả. Do đó đánh giá về kiến thức dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng để có biện pháp nhằm giảm tình trạng tổn thương do vật sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng là quan trọng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sinh viên Điều dưỡng có kiến thức đúng về dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 111 sinh viên điều dưỡng khóa 43 và khóa 44 của trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 11/2020 đến tháng 03/2021. Số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền. Kết quả được phân tích bằng phần mềm SPPS 20.0. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn là 69,4 % với điểm trung bình là 33,33 điểm (SD=5,03). Sinh viên nam, sinh viên năm 4, chưa từng bị tổn thương do vật sắc nhọn và có điểm tích lũy mức khá giỏi có kiến thức đúng về dự phòng tổn thương do VSN cao hơn; nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nhóm còn lại (p>0,05). Kết luận: Tỷ lệ sinh viên điều dưỡng có kiến thức đúng dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn còn hạn chế, đặc biệt là kiến thức về xử lý sau tổn thương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tổn thương do vật sắc nhọn, sinh viên điều dưỡng
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2012), "Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám chữa bệnh",
3. Nguyễn Thị Hà (2019), Kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên Điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, trường Đại học Y Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng.
4. Mỵ Thị Hải (2016), "Khảo sát vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra cho sinh viên điều dưỡng thực tập tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh", Đại học Y Dược Hồ Chí Minh, tr.35-36.
5. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Tống Vĩnh Phúc (2014), "Khảo sát tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn và quy trình xử trí ban đầu của nhân viên y tế tại các bệnh viện trong khu vực thành phố Nam Định ", Kỷ yếu hội nghị Khoa học Công nghệ tuổi trẻ các trường Đại học, Cao Đẳng tr.984-989.
6. Nguyễn Thị Mai Thơ & Nguyễn Cảnh Phú (2015), "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do VSN trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng trường Đại học Y khoa Vinh", Kỷ yếu Hội nghị khoa học – công nghệ tuổi trẻ các trường đại học, cao đẳng Y – dược Việt Nam lần thứ XVIII, 2016, tr.399-402.
7. Mariusz Goniewicz, Anna Włoszczak-Szubzda, Marcin Niemcewicz, Magdalena Witt, Anna Marciniak-Niemcewicz & Mirosław Jerzy Jarosz (2012), "Injuries caused by sharp instruments among healthcare workers--international and Polish perspectives", Ann Agric Environ Med, 19 (3), tr.523-7.
8. Hani A Nawafleh, Shalabia El-Sayead Abozead, Muwafaq Al-Momani & Heyam Aaraj (2018), "Investigating needle stick injuries: Incidence, knowledge and perception among South Jordanian nursing students", Journal ofNursing Education and Practice, 8 (4), pp.59-69.
9. Elisabetta Rapiti, Annette Prüss-Üstün & Yvan Hutin (2005), Sharps injuries: Assessing the burden of disease from sharps injuries to health-care workers at national and local levels Geneva, World Health Organization.
10. Rami Saadeh, Khaled Khairallah, Hussein Abozeid, Lama Al Rashdan, Mahmoud Alfaqih & Obaidallah Alkhatatbeh (2020), "Needle Stick and Sharp Injuries Among Healthcare Workers: A retrospective six-year study", Sultan Qaboos University Medicine Journal, 20 (1), pp.e54-e62.
11. Mohammad Suliman, Mohammad Al Qadire, Manar Alazzam & Sami Aloush (2018), "Students nurses' knowledge and prevalence of Needle Stick Injury in Jordan", Nurse Education Today, 60, pp.23-27.
12. Ya - Hui Yang, Saou - Hsing Liou, Chiou - Jong Chen, Chun - Yuh Yang, Chao - Ling Wang, Chiu - Ying Chen & Trong - Neng Wu (2007), "Needlestick/sharps injuries among vocational school nursing students in southern Taiwan", American Journal of Infection Control, 32 (8), pp.431-435.