NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHỢ GẠO NĂM 2020

Trần Thị Kim Thuẩn1, Nguyễn Thị Linh Tuyền1,, Trần Thị Tuyết Phụng 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Sử dụng chưa hợp lý thuốc ức chế bơm proton (PPIs) sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ, can thiệp sử dụng PPIs hợp lý và an toàn để tăng hiệu quả điều trị và tiết kiệm kinh tế. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kê đơn và yếu tố liên quan đến việc kê đơn thuốc ức chế bơm proton ngoại trú chưa an toàn, chưa hợp lý theo phác đồ điều trị tại khoa khám bệnh - Trung tâm Y tế huyện chợ Gạo năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 346 đơn thuốc có sử dụng PPIs tại khoa Khám bệnh được chỉ định PPIs từ tháng 05 đến tháng 08 năm 2020. Phân tích xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS22. Kết quả: Trong 346 đơn thuốc đưa vào nghiên cứu ghi nhận sử dụng thuốc chưa an toàn chiếm 10,7%, sử dụng thuốc PPIs chưa hợp lý 19,9%. Nghiên cứu ghi nhận yếu tố phòng khám nội, bác sĩ có trình độ sau đại học làm tăng nguy cơ xuất hiện đơn thuốc chưa hợp lý. Ngược lại bác sĩ có trình độ đại học làm tăng nguy cơ sử dụng PPIs chưa an toàn. Kết luận: Tỷ lệ sử dụng PPIs chưa an toàn chiếm 10,7%, chưa hợp lý chiếm 19,9% trình độ bác sĩ là yếu tố cần quan tâm khi can thiệp dược lâm sàng đặc biệt là với bác sĩ phòng khám nội.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Chính phủ (2020), Nghị định 131/2020/NĐ-CP tổ chức hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh chữa bệnh, Hà Nội.
2.Lê Diên Đức (2016), “Đánh giá việc sử dụng nhóm thuốc ức chế bơm proton trong dự phòng loét tiêu hoá do stress tại một bệnh viện tuyến trung ương”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Dược Hà Nội.
3.Nguyễn Ngọc Khôi, Đức Ngô Minh (2015), “Phân tích thực trạng sử dụng thuốc ức chế bơm proton ở người cao tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp”, Tạp chí Dược học, tr.18-23
4.Nguyễn Thị Thuý (2019), “Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả sử dụng hợp lý, an toàn thuốc ức chế bơm proton trên người bệnh nội trú tại Trung tâm y tế thị xã Long Mỹ năm 2019”, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5.Joseph Mermelstein, Alanna Chait Mermelstein, Maxwell M Chait (2018), “Proton pump inhibitor-refractory gastroesophageal reflux disease: challenges and solutions”, Clin Exp Gastroenterol, 11, pp.119-134.
6.Daniel S. Strand, Kim Daejin et al. (2017), “25 Years of Proton Pump Inhibitors: A Comprehensive Review”, Gut Liver. 2017 Jan. 11 (1), pp.27-37.
7.F. Akram, Huang Y. et al. (2014), “Proton pump inhibitors: Are we still prescribing them without valid indications”, Australas Med J. 7(11), pp.465-470.
8.Hanifat Hamzat, Sun Hao et al. (2012), “Inappropriate prescribing of proton pump inhibitors in older patients: effects of an educational strategy”, Drugs Aging. 2012 Aug 1. 29 (8), pp. 681-690.
9.R. Schepisi, Fusco Sergio et al.(2016),“Inappropriate use of proton pump inhibitors in elderly patients discharged from acute care hospitals”,The journal of nutrition, health & aging. 20, pp.665-670.
10.Van Den Bemt, M.L.A Patricia et al. (2016), Noncompliance with guidelines on proton pump inhibitor prescription as gastroprotection in hospitalized surgical patients who are prescribed NSAIDs, European Journal of Gastroenterology & Hepatology. 28 (8), pp.857-862.