NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CÔNG NHÂN NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG, TỈNH SÓC TRĂNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP NĂM 2020-2021

Nguyễn Đình Thanh Liêm1,, Lê Thành Tài2, Trần Hữu Nghĩa3
1 Trung tâm kiểm soát bệnh tật Sóc Trăng
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Trung tâm Y tế Quận Cái Răng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các yếu tố độc hại thường gặp trong công nghiệp đông lạnh như: nhiệt độ nóng, độ ẩm cao, tiếng ồn, bụi, điều kiện lao động, trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân, tổ chức thời gian lao động… có khả năng đưa đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho công nhân. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định các chỉ số môi trường lao động tại các cơ sở chế biến thủy sản tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021, 2) Xác định tình trạng sức khỏe, bệnh tật của công nhân, 3) Đánh giá kết quả can thiệp trên các chỉ số môi trường lao động, tình trạng sức khỏe công nhân các cơ sở chế biến Thủy Sản tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và nghiên cứu can thiệp tại Công ty Sao Ta và Công ty thủy sản Sóc Trăng với 700 công nhân. Kết quả: Tỷ lệ đạt các điều kiện về vi khí hậu, ánh sáng, hơi khí độc và bụi các loại ở hai công ty đạt 100% mẫu được đo; về tiếng ồn tại Công ty thủy sản Sóc Trăng có 01 mẫu không đạt. Tỷ lệ công nhân có sức khỏe loại I là 15,9%, loại II là 48,0%, loại III là 35,1% và loại IV là 1,0%. Sau can thiệp chưa có sự thay đổi về các yếu tố môi trường lao động; Tỷ lệ có sức khỏe loại I, II thấp hơn trước can thiệp, tỷ lệ sức khỏe loại III, IV, V cao hơn trước can thiệp. Kết luận: Môi trường lao động tại các công ty đảm bảo tốt cho công nhân, tình trạng sức khỏe người lao động có xu hướng giảm dần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2016), Thông tư 24/2016/TT-BYT về Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
2. Bộ Y tế (2016), Thông tư 26/2016/TT-BYT Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
3. Bộ Y tế (2003), Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, Nxb Y Học, Hà Nội, tr.20,25,27,30,51-52.
4. Bộ Y tế (1997), “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động", Quyết định số 1613/BYT-QĐ, Bộ Y tế ban hành ngày 15/08/1997.
5. Hoàng Thị Thúy Hà (2015), “Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp”, Luận án Tiến sĩ Y, Đại học Thái Nguyên.
6. Ngô Văn Hoàng, Nguyễn Hoài Duyên và cộng sự (2014), “Đánh giá thực trạng môi trường lao động và công tác chăm sóc sức khỏe người lao động tại các đơn vị y tế công lập tỉnh Long An năm 2014”, Tạp chí Đại học Y Dược Cần Thơ, tập 10, tr.25-35.
7. Bùi Hoàng Nam (2017), “Nghiên cứu điều kiện lao động, tình trạng sức khỏe và hiệu quả biện pháp huấn luyện an toàn-vệ sinh lao động cho công nhân may công nghiệp tại Hưng Yên”, Luận án tiến sĩ Y tế công cộng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
8. Phạm Trần Nam Phương (2017), “Nghiên cứu thực trạng môi trường lao động, tình trạng sức khỏe của nhân viên Công ty cổ phần Sadico Cần Thơ năm 2018”, Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
9. Khaled Al-Omari, Haneen Okasheh (2017), “The influence of work environment on job performance: A case study of engineering company in Jordan”, International Journal of Applied Engineering Research, 12(24), pp. 15544-15550.
10. Andreas D Flouris et al. (2018), “Workers’ health and productivity under occupational heat strain: a systematic review and meta-analysis”, Lancet planet health, 2, pp.521-531.
11. Abdul Raziqa, Raheela Maulabakhsh (2015), “Impact of working environment on job satisfaction”, Procedia Economics and Finance, 23, pp.717-725.