ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ SỚM CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ 2021 – 2022

Trần Như Ý1,, Huỳnh Cẩm Đào1, Triệu Kim Ngân1, Trần Cát Minh1, Trần Hoàng Diệu1, Trịnh Đình Thi1, Võ Thị Hậu1, Mai Văn Đợi 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm ruột thừa là bệnh lý thường gặp nhất trong cấp cứu bụng ngoại khoa với phương pháp điều trị chính là phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả 78 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa từ tháng 6/2021 đến tháng 12/2022. Kết quả: Độ tuổi trung bình 44,5 ± 15,14, tỉ lệ nữ/nam 1,36/1. Bệnh nhân vào viện vì đau hố chậu phải chiếm 82,1%, 94,9% ấn đau điểm McBurney. Số lượng bạch cầu tăng chiếm 82,1%, Neutrophil > 75% chiếm 56,4%, khẩu kính ruột thừa trên siêu âm > 6mm chiếm 82,1%. Chẩn đoán trước mổ: Viêm ruột thừa cấp 88,5%, viêm phúc mạc ruột thừa 7,7%, áp xe ruột thừa 3,8%. Tai biến trong mổ có 2 trường hợp (2,6%): 1 thủng hồi tràng (xử trí: khâu lỗ thủng hồi tràng) và 1 thủng manh tràng (xử trí: cắt manh tràng và nối hồi tràng với đại tràng lên). Thời gian phẫu thuật trung bình 74,81 ± 44,36 phút. Thời gian nằm viện trung bình là 4,14 ± 1,58 ngày. 2,6% bệnh nhân nhiễm trùng vết mổ. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa là phẫu thuật ít xấm lấn, an toàn, hiệu quả, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh, tỉ lệ biến chứng thấp, thời gian nằm viện ngắn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hưng Đạo và Trịnh Hồng Sơn. Nhận xét thực trạng chẩn đoán viêm phúc mạc ruột thừa tại một số bệnh viện tỉnh miền núi phía Bắc. Tạp chí Y dược Lâm sàng 108, 2022, 17(2), 115-120.
2. Nguyễn Quốc Đạt. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội soi viêm phúc mạc ruột thừa tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2017-2018. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018.
3. Phạm Minh Đức. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị viêm ruột thừa cấp. Trường Đại học Y Dược Huế. 2017.
4. Lê Quang Huy và Phạm Văn Lình. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ruột thừa viêm muộn bằng phẫu thuật nội soi ở bệnh nhân cao tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2015.
5. Trần Đào Minh Ngọc, Nguyễn Duy Phương, Hoàng Thị Ngần, Nguyễn Thị Nhâm và Nguyễn Thị Đàn. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên năm 2021. Tạp chí Khoa học Tây Nguyên, 2022, 16(53), 45-49.
6. Võ Văn Tiệp. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa ở người cao tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2017-2018. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018.
7. Rajab Ali. Laparoscopic Appendectomy for Acute Appendicitis: Is This a Feasible Option for Developing Countries. 2010. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3023097/.
8. Hakeem Vaqar Ahmed. Laparoscopic appendectomy for acute appendicitis: an observational study from a peripheral hospital with limited facilities in Kashmir, India. International Surgery Journal, 2020, 7(3), https://doi.org/10.18203/2349-2902.isj20200810.
9. Jeon BG. Predictive factors and outcomes of negative appendectomy. Am J Surg, 2017, 213(4), 731-738, https://doi.org/10.1016/j.amjsurg.2016.05.020.
10. Stewart D. The management of acute appendicitis. In: Cameron JL, Cameron AM, editors. Current surgical therapy, 2014, 252-255.
11. Kamlesh Dhruv, Sunita Meshram, Sujan Narayan Agrawal. A study of surgical profile of patients undergoing appendectomy. International Surgery Journal, 2017, 4(4), 1360-1363, https://doi.org/10.18203/2349-2902.isj20171142
12. Semm K. Endoscopic appendectomy. 1983. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6221925/.
13. Salminen P, Paajanen H, Rautio T. Antibiotic Therapy vs Appendectomy for Treatment of Uncomplicated Acute Appendicitis: The APPAC Randomized Clinical Trial. 2015. https://jamanetwork.com/journals/jama/fullarticle/2320315.
14. Rao PM, Rhea JT, Novelline RA, Mostafavi AA, McCabe CJ. Effect of computed tomography of the appendix on treatment of patients and use of hospital resources. 1998. https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJM199801153380301.
15. Perri S, Amendolara M, Gallo G, Valenti G, Meneghini G, et al. Laparoscopic appendectomy in clinical practice. Aesthetic and functional advantages. G Chir. 1993. 14(6), 313-319.