NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI DỊCH NÃO TỦY Ở SƠ SINH BỆNH LÝ NHIỄM TRÙNG NẶNG

Trần Quang Khải1,, Bùi Quang Nghĩa2, Ông Huy Thanh3, Nguyễn Thị Ngọc Hà4, Nguyễn Đức Trí3, Phạm Minh Quân2, Nguyễn Bùi Thái Huy2, La Gia Thúy Vy2, Nguyễn Hoàng Tuấn Hưng2, Nguyễn Mạnh Cường5
1 Trường đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
4 Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ
5 Bệnh viện Quân Y 103, Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sơ sinh bệnh lý nhiễm trùng nặng là đối tượng cần được quan tâm. Viêm màng não mủ là một trong những bệnh lý nhiễm trùng nặng của hệ thần kinh trung ương ở trẻ sơ sinh. Chọc dò tủy sống và phân tích dịch não tủy đóng vai trò quan trọng và có tính chất quyết định trong việc chẩn đoán. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh mắc bệnh lý nhiễm trùng nặng; xác định sự thay đổi các thành phần dịch não tủy ở trẻ sơ sinh bệnh lý nhiễm trùng nặng và mô tả mối liên quan của các đặc điểm dịch não tủy với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Nghiên cứu được thực hiện trên 60 trẻ trẻ sơ sinh được chẩn đoán bệnh lý nhiễm trùng nặng tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 03/2021 đến tháng 03/2023. Kết quả: Đa số trẻ khởi phát muộn (58,3%). Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là sốt (61,7%), lừ đừ (45%), vàng da (43,3%), và thở nhanh (38,3%). Đa số bạch cầu ở mức bình thường (chiếm 66,7%), CRP tăng chiếm 62,2%.  Sự thay đổi các thành phần dịch não tủy nhiều nhất thuộc về tăng protein (61,7%) và tăng tế bào (56,7%); glucose giảm ít được ghi nhận (6,7%). Tỷ số glucose dịch não tủy/huyết thanh lúc chọc dò bị ảnh hưởng bởi tình trạng lừ đừ (p=0,020) và giá trị CRP (p=0,016). Kết luận: Hơn một nửa trường hợp sơ sinh bệnh lý nhiễm trùng nặng có sự thay đổi thành phần dịch não tủy, chủ yếu ở tế bào bạch cầu và protein. Do đó, cần chọc dò tủy sống ở trẻ sơ sinh bệnh lý nhiễm trùng nặng và phân tích sự thay đổi dịch não tủy để chẩn đoán và điều trị viêm màng não mủ kịp thời.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Perin J, Mulick A, Yeung D, Villavicencio F, Lopez G et al. Global, regional, and national causes of under-5 mortality in 2000-19: an updated systematic analysis with implications for the Sustainable Development Goals. The Lancet. Child & adolescent health. 2022, 6, 106-115, doi:10.1016/s2352-4642(21)00311-4.
2. Bundy L M, Rajnik M, Noor A. Neonatal Meningitis. In StatPearls, StatPearls Publishing Copyright © 2022, StatPearls Publishing LLC.: Treasure Island (FL), 2023.
3. Mehmet Şah, İ. Neonatal Bacterial Meningitis. In Neonatal Medicine, Antonina, I.C., Ed. IntechOpen: Rijeka. 2019. 10.5772/intechopen.87118p. Ch. 3.
4. Nguyễn Thị Quỳnh Nga. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh. Tạp chí Nhi khoa. 2021. 14, 61-68.
5. El-Naggar, W.; Afifi, J.; McMillan, D.; Toye, J.; Ting, J.; Yoon, E.W.; Shah, P.S. Epidemiology of Meningitis in Canadian Neonatal Intensive Care Units. The Pediatric infectious disease journal. 2019. 38, 476-480, doi:10.1097/inf.0000000000002247.
6. American Academy of Pediatrics. Group B Streptococcal infections. In Red Book: 2021-2024 Report of the Committee on Infectious Diseases, 32nd ed.; Kimberlin, D.W., Long, S.S., Brady, M.T., Jackson, M.A., Eds. American Academy of Pediatrics: Itasca IL, 2021-2024; 707-712. 7. Phạm Thị Phương. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu nhận xét kết quả điều trị bệnh viêm màng não mủ ở trẻ em sơ sinh Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa. 2020, 4, 38-43.
8. Liu, G.; He, S.; Zhu, X.; Li, Z. Early onset neonatal bacterial meningitis in term infants: the clinical features, perinatal conditions, and in-hospital outcomes: A single center retrospective analysis. Medicine. 2020, 99, e22748, doi:10.1097/md.0000000000022748.
9. Stocker, M.; van Herk, W.; El Helou, S.; Dutta, S.; Schuerman, F.; van den Tooren-de Groot, R.K.; Wieringa, J.W.; Janota, J.; van der Meer-Kappelle, L.H.; Moonen, R., et al. C-Reactive Protein, Procalcitonin, and White Blood Count to Rule Out Neonatal Early-onset Sepsis Within 36 Hours: A Secondary Analysis of the Neonatal Procalcitonin Intervention Study. Clinical infectious diseases : an official publication of the Infectious Diseases Society of America. 2021, 73, e383-e390, doi:10.1093/cid/ciaa876.
10. Zimmermann, P.; Curtis, N. Normal Values for Cerebrospinal Fluid in Neonates: A Systematic Review. Neonatology. 2021, 118, 629-638, doi:10.1159/000517630.
11. Ku, L.C.; Boggess, K.A.; Cohen-Wolkowiez, M. Bacterial meningitis in infants. Clin Perinatol. 2015, 42, 29-45, vii-viii, doi:10.1016/j.clp.2014.10.004.
12. Garges, H.P.; Moody, M.A.; Cotten, C.M.; Smith, P.B.; Tiffany, K.F.; Lenfestey, R.; Li, J.S.; Fowler, V.G., Jr.; Benjamin, D.K., Jr. Neonatal meningitis: what is the correlation among cerebrospinal fluid cultures, blood cultures, and cerebrospinal fluid parameters? Pediatrics. 2006, 117, 1094-1100, doi:10.1542/peds.2005-1132.
13. Swanson, D. Meningitis. Pediatrics in review. 2015, 36, 514-524; quiz 525-516, doi:10.1542/pir.36-12-514.
14. Dutta, S.; Sachdeva, N.; Pal, A.; Ray, P. Cerebrospinal fluid and plasma procalcitonin for the diagnosis of neonatal bacterial meningitis. Journal of paediatrics and child health. 2022, 58, 1425-1430, doi:10.1111/jpc.16023.