TÌNH TRẠNG MẤT RĂNG, PHỤC HÌNH RĂNG, NHU CẦU VÀ YÊU CẦU ĐIỀU TRỊ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN THANH KHÊ VÀ QUẬN HẢI CHÂU - THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Nguyễn Bùi Bảo Tiên1,, Nguyễn Thùy Trang1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Mất răng ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi. Do đó, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này nhằm bổ sung thông tin, số liệu và đưa ra những đề xuất phù hợp. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình trạng mất răng, phục hình răng, nhu cầu và yêu cầu điều trị phục hình ở người cao tuổi tại Trung tâm y tế quận Thanh Khê và quận Hải Châu - Thành phố Đà Nẵng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 171 người ở độ tuổi ≥60 đến khám tại Trung tâm Y tế quận Hải Châu và Thanh Khê đồng ý tham gia. Nhóm nghiên cứu khám, ghi nhận tình trạng răng miệng, số răng mất và hàm giả đang sử dụng. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn để thu thập thông tin chung, yêu cầu mong muốn của họ về phục hình, tiền sử sử dụng hàm giả. Kết quả: Tỉ lệ mất răng ở người cao tuổi là 93,6%, số răng mất trung bình ở nhóm tuổi 75 cao hơn so với nhóm 60-74 tuổi và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 44,5% các đối tượng mất răng mang phục hình thay thế răng mất. 84,2% đối tượng nghiên cứu được đánh giá là cần có phục hình thay thế răng mất, 68,4% số người có yêu cầu làm phục hình thay thế răng mất. Kết luận: Tỉ lệ thực hiện phục hồi răng so với tỷ lệ mất răng ở người cao tuổi trong khảo sát khá thấp, do đó cần tăng cường phổ biến kiến thức về việc thực hiện phục hình thay thế răng mất, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Thị Dung, Trần Ngọc Sơn (2016), “Thực trạng mất răng và phục hình răng đã mất của người cao tuổi quận Cầu Giấy, Hà NộI”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 32(2), tr.106-110.
2. Trương Mạnh Dũng (2009), “Nhu cầu điều trị bệnh sâu răng và mất răng ở người cao tuổi phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội”, Tạp chí thông tin Y dược, Viện Công Nghệ Thông Tin‐Thư Viện Y Học Trung Ương, Bộ Y tế, 11, tr.31.
3. Mai Hoàng Khanh (2009), Tình hình sức khỏe răng miệng và nhu cầu điều trị răng miệng ở người cao tuổi thành phố Cần Thơ năm 2009. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y‐Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Lê Nguyễn Bá Thụ (2018), Thực trạng sức khỏe răng miệng và đánh giá hiệu quả can thiệp chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi tại Đắk Lắk. Luận án tiến sĩ Y học, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Chu Đức Toàn (2012), Nghiên cứu thực trạng mất răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tại quận Đống Đa - Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Hồng Xuân Trọng (2014), “Tình trạng mất răng, nhu cầu và yêu cầu điều trị mất răng ở một số cơ sở chăm sóc người cao tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr.288-292.
7. Emami E., de Souza R.F., Kabawat M., Feine J.S. (2013), “The impact of the edentulism on oral and general health”, International Journal of Dentistry, Volume 2013, pp.7.
8. Jing Guo, Jing Hao Ban, Gang Li et al. (2018), “Status of Tooth Loss and Denture Restoration in Chinese Adult Population: Findings from the 4th National Oral Health Survey”, The Chinese Journal of Dental Research, 21(4), pp.249-257.
9. Jéssica J Dias et al. (2019), “Tooth loss and associated factors in the elderly in Cruz Alta, Brazil: a cross sectional study”, Acta Odontol Latinoam, 32(3), pp.172-180.
10. Müller F., Naharro M., Carlsson G.E. (2007), “What are the prevalence and incidence of tooth loss in the adult and elderly population in Europe”, Clinical Oral Implants Research, 18(3), pp.2-14.
11. Naito M., Yuasa H., Nomura Y., Nakayama T., Hamajima N., Hanada N. (2006), “Oral health status and health‐related quality of life: a systematic review”, Journal of oral science, 48(1), pp.7(1‐7).
12. Upadhyaya C., Humagain M. (2009), “The pattern of tooth loss due to dental caries and periodontal disease among patients attending dental department”, Kathmandu University Medical Journal, 7(25), pp.59-62.