KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ ANTI THYROGLOBULIN HUYẾT TƯƠNG TRONG THEO DÕI NGƯỜI BỆNH UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA CÓ PHẪU THUẬT KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ I-131 TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG

Trần Thị Minh Nguyên1, Hồ Thị Tuyết Thu2, Ngô Thị Tuyết2, Huỳnh Thị Ngọc Ánh2, Lê Thị Thúy2,
1 Bệnh viện Gia Đình Đà Nẵng
2 Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Ung thư tuyến giáp là bệnh thường gặp và xảy ra khi có sự bất thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp. Anti Thyroglobulin (Anti Tg) sau phẫu thuật có thể đóng vai trò là dấu ấn sinh học cho mô tuyến giáp còn sót lại, được tìm thấy thường xuyên hơn trong ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, được sử dụng để theo dõi sự tái phát hoặc tồn tại của ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định nồng độ Anti Tg huyết tương và tìm hiểu mối tương quan giữa nồng độ Anti Tg với các yếu tố khác trong theo dõi bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa được phẫu thuật kết hợp điều trị I-131. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 115 người bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa được phẫu thuật toàn bộ tuyến giáp kết hợp điều trị I-131 lần đầu tại Khoa Y học hạt nhân Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Nồng độ Anti Tg trên người bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau điều trị giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị. Anti Tg với Tg trước điều trị có mối tương quan nghịch, sau điều trị có mối tương quan thuận. Kết luận: Cần tiếp tục nghiên cứu giá trị của xét nghiệm Anti Tg trong việc theo dõi bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa được điều trị bằng I-131 sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Xuân Cảnh và cộng sự (2004), “Vai trò của thyroglobulin và antithyroglobulin trong theo dõi điều trị UTTG thể biệt hóa tại khoa Y học hạt nhân bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí thông tin y dược, Hội thảo quốc tế ung thư đầu – cổ và bệnh lý thần kinh, tr. 97-101.
2. Mai Trọng Khoa và cộng sự (2018), “Giá trị của Anti Thyroglobulin trong theo dõi và điều trị ung thư tuyến giáp”, Tạp chí ung thư, Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai.
3. Donald S.A et al. (2014), “Prognosis of Differentiated Thyroid Cancer in Relation to Serum Thyrotropin and Thyroglobulin Antibody Status at Time of Diagnosis”, Thyroid, 24(1), pp. 35-42.
4. Feldt-Rasmussen U (2010), “Autoimmunity in differentiated thyroid cancer: significance and related clinical problems”, Hormones (Athens), pp. 109-117.
5. Gallardo et al. (2020), “SEOM clinical guideline thyroid cancer”, Clin Transl Oncol 22, pp. 223-235.
6. Haugen BR et al. (2016), “American Thyroid Association Management Guidelines for Adult Patients with Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Cancer: The American Thyroid Association Guidelines Task Force on Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Cancer”, Thyroid, 26(1), pp.1-133.
7. Jo K, Lim DJ (2018), “Clinical implications of anti-thyroglobulin antibody measurement before surgery in thyroid cancer”, Korean J Intern Med, 33(6), pp.1050-1057.
8. Karatzas T (2016), “Thyroglobulin antibodies as a potential predictive marker of papillary thyroid carcinoma in patients with indeterminate cytology”, Am J Surg, 212(5), pp. 946-952.
9. World Health Organization (2019), “Estimating the global cancer incidence and mortality in 2018: GLOBOCAN sources and methods”,
10. , accesed September 2019.
11. Zhang T, et al. (2017), “Effect of lymph node metastasis on change of positive thyroglobulin antibody in differentiated thyroid carcinoma after initial treatment”, Zhongguo Yi Xue Ke Xue Yuan Xue Bao, 39, pp. 539-543.