NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THIẾU HỤT ENZYME GLUCOSE 6 PHOSPHAT DEHYDROGENASE Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ ĐÀ LẠT

Huỳnh Thị Bích Lệ1, Lê Thị Thúy2, Huỳnh Thị Ngọc Ánh2, Hồ Thị Tuyết Thu2,
1 Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt.
2 Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Thiếu enzyme glucose 6 phosphate dehydrogenase (G6PD) là bệnh lý di truyền phổ biến, rối loạn di truyền lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X. Thiếu enzyme G6PD gây hậu quả: hồng cầu dễ vỡ gây tán huyết cấp, vàng da ở trẻ sơ sinh, làm tăng nguy cơ vàng da nhân, để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ thiếu hụt enzyme G6PD và một số yếu tố liên quan với sự thiếu hụt enzyme G6PD ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1000 trẻ sinh ra tại Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020 có chỉ định xét nghiệm enzyme G6PD và công thức máu. Lập phiếu khảo sát thông tin tuổi mẹ, giới tính trẻ, tuổi thai, cân nặng khi sinh, tiền sử bệnh di truyền của gia đình. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. Kết quả: Tỷ lệ thiếu hụt enzyme G6PD là 2,2%. Có mối tương quan giữa sự thiếu hụt G6PD với giới tính, cân nặng, nồng độ hemoglobin; không có mối tương quan của G6PD với địa lý, tuổi mẹ, tuổi thai. Kết luận: Sàng lọc sơ sinh về tình trạng thiếu enzyme G6PD nên được thực hiện ở tất cả trẻ sơ sinh được sinh ra trong cơ sở y tế để phát hiện sớm và có các biện pháp phòng ngừa bệnh thích hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lưu Vũ Dũng và cộng sự, “Chương trình sàng lọc sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng”, Tạp chí Y Học TP.Hồ Chí Minh, 2019, 23(4), tr. 226-230.
2. Nguyễn Thị Kiều Oanh và cộng sự, “Kết quả sàng lọc thiếu enzyme G6PD và suy giáp bẩm sinh và các yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2, Thành phố Hồ Chí Minh”, 2019, Tạp chí Y Học TP.Hồ Chí Minh, 23(5), tr. 287-293
3. Boonyuen U., Chamchoy K., Swangsri T., et al, “Detailed functional analysis of two clinical glucose 6 phosphate dehydrogenase (G6PD) variants, enzyme G6PDViangchan and enzyme G6PDViangchan+Mahidol: Decreased stability and catalytic efficiency contribute to the clinical phenotype”, Mol Genet Metab, 2016, 118(2), pp. 84-91.
4. Fu C, Luo S, Li Q, Xie B, Yang Q, Geng G, et al, “Newborn screening of glucose 6 phosphate dehydrogenase deficiency in Guangxi, China: determination of optimal cutoff value to identify heterozygous female neonates”, Sci Rep, 2018, 8 (1), pp. 833.
5. Jennifer E. Frannk, “Diagnosis and manageenzymet of G6PD deficiency”, American Family Physician, 2005, 72 (7), pp. 1277-1282.
6. Jing Zhang, Yali Cui, et al., “Prevalence of glucose 6 phosphate dehydrogenase deficiency in Sichuan, China”, 2018, 64(3), pp. 383-386.
7. Sukamal Bisoi, Sumanta Chakraborty, et al, ”Glucose 6 phosphate dehydrogenase screening of babies born in a tertiary care hospital in West Bengal”, 2012, 56(2), pp. 146-148.
8. Tang F., Huang Y. L., Jiang X., et al., “Evaluations of newborn screening program performance and enzymatic diagnosis of glucose 6 phosphate dehydrogenase deficiency in Guangzhou”, Zhonghua Er Ke Za Zhi, 2018, 56 (5), pp. 359-363.
9. WHO Working Group, “glucose 6 phosphate dehydrogenase deficiency”, Bull WHO, 67(6), pp. 601–611.
10. Yang H., Wang Q., Zheng L., et al. “Incidence and molecular characterization of glucose 6 phosphate dehydrogenase deficiency among neonates for newborn screening in Chaozhou, China”, Int J Lab Hematol, 2015, 37 (3), pp. 410-419.