ĐẶC ĐIỂM GÂY BỆNH VÀ TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA PSEUDOMONAS AERUGINOSA TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: P.aeruginosa là một trong những tác nhân gây nhiễm trùng nặng ở nhiều cơ quan. Vi khuẩn có cơ chế đề kháng đa dạng nên có xu hướng kháng lại nhiều dòng kháng sinh khác nhau vì vậy đã gây ra không ít khó khăn trong điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm gây bệnh và kháng kháng sinh của P.aeruginosa tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 43 chủng P.aeruginosa phân lập từ đàm, dịch phế quản, máu, nước tiểu, mủ tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Xác định mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn bằng phương pháp Kirby-Bauer. Phân loại mức độ đa kháng theo Magiorakos. Kết quả: Tỷ lệ P.aeruginosa gây nhiễm trùng ở nam: 62,8%, ở nữ: 32,7%. Nhiễm khuẩn P.aeruginosa chủ yếu ở bệnh nhân trên 60 tuổi (83,7%). Các chủng P.aeruginosa phân lập được nhiều nhất tại khoa Hồi sức tích cực chống độc (41,9%), Nội hô hấp (18,6%), Nội lão (13,9%), Ngoại tổng hợp (9,3%), Ngoại chấn thương-thần kinh (9,3%) và Nội thận (7%). Hình thái nhiễm trùng lâm sàng do P.aeruginosa thường gặp nhất là nhiễm trùng hô hấp (60,5%), nhiễm trùng tiết niệu (16,3%), nhiễm trùng vết thương (9,3%), nhiễm trùng vết mổ (2,3%), nhiễm trùng vết loét (9,3%) và nhiễm trùng máu (2,3%). P.aeruginosa phân lập được từ đàm (51,2%), mủ (20,9%), nước tiểu (16,3%), dịch phế quản (9,3%) và máu (2,3%). P.aeruginosa đề kháng thấp với Colistin, Piperacillin/Tazobactam, Amikacin lần lượt là 16,3%; 11,6%; 32,6%, đề kháng dao động từ 40-60% với các kháng sinh: Torbramycin và Gentamycin (44,2%), Cefepime (46,5%), Ciprofloxacin (53,5%), Meropenem (44,2%), Imipenem (41,9%), Levofloxacin (55,8%), Ofloxacin (58,1%). Có 23,3% P.aeruginosa MDR, 30,2% XDR và không có PDR. Kết luận: P.aeruginosa gây nhiễm trùng chủ yếu ở người lớn tuổi và ở đường hô hấp. Vi khuẩn đề kháng từ 40-60% với các kháng sinh Ciprofloxacin, Meropenem, Imipenem, Levofloxacin, Ofloxacin. Có 23,3% chủng P. aeruginosa MDR, 30,2% XDR và không có PDR.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Pseudomonas aeruginosa, kháng kháng sinh, Bệnh viện C Đà Nẵng
Tài liệu tham khảo
2. Vũ Thị Thu Hiền (2018), “Nghiên cứu đặc tính kháng kháng sinh và mối liên hệ kiểu gen của các chủng Pseudomonas aeruginosa phân lập tại Bệnh viện Việt Đức”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 12, tr. 14-17.
3. Hoàng Thị Minh Hòa, Nguyễn Thị Xuyên và cộng sự (2020), “Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của các chủng trực khuẩn Gram âm gây bệnh thường gặp phân lập được tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên”, Tạp chí Y học cộng đồng, 2(55), tr.36-41.
4. Hà Thị Bích Ngọc và cộng sự (2019), “Tình hình kháng sinh của vi khuẩn Gram âm thường gặp phân lập từ bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng”, Tạp chí Y học dự phòng, 29(21), tr. 131.
5. Trần Ngọc (2018), Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc ở Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Hà Nội.
6. Võ Thị Kiều Vân, Nghiêm Thị Thanh Vân (2019), “Khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter baumannii và Pseudomonas aeruginosa được phân lập tại Bệnh viện Đồng Nai sáu tháng đầu năm 2018”, Tạp chí Y học lâm sàng.
7. Abbas SH, Naeem M, et al. (2015), “Sensitivity patterns of Pseudomonas aeruginosa isolates obtained from clinical specimens in Peshawar”, J Ayub Med Coll Abbottabad, 27(2), pp.329332.
8. Abdul Samad, et al. (2017), “Antimicrobial susceptibility patterns of clinical isolates of Pseudomonas aeruginosa isolated from patients of respiratory tract infections in a Tertiary Care Hospital, Peshawa”, Pak J Med Sci, 33(3), pp. 670-674.
9. Gill JS, et al. (2016), “Prevalence of Multidrug-resistant, Extensively Drug-resistant, and
Pandrug-resistant Pseudomonas aeruginosa from a Tertiary Level Intensive Care Unit”, Journal of Global Infectious Diseases, 8(4), pp. 155-159.
10. Magiorakos, Srinivasan, et al. (2012), “Multidrug-resistant, extensively drug-resistant and pandrug-resistant bacteria: an international expert proposal for interim standard definitions for acquired resistance", Clin Microbiol Infect, 18(3), pp. 268-281.
11. S. Sharma and P. Srivastava (2016), “Resistance of antimicrobial in Pseudomonas aeruginosa”, Int. J. Curr. Microbiol. Appl. Sci, 5(3), pp.121-128.