KHẢO SÁT TÁC DỤNG LỢI TIỂU CỦA CAO CHIẾT TỪ LÁ BÌM BỊP (CLINACANTHUS NUTANS, HỌ ÔRÔ (ACANTHACEAE) TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Lá bìm bịp (Clinacanthus nutans) được sử dụng trong dân gian để hỗ trợ điều trị chứng khó tiểu, tiểu ít. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng của cao chiết nước và cồn 70o từ lá bìm bịp lên thể tích và nồng độ chất điện giải nước tiểu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 36 chuột Swiss albino được chia thành các lô và được uống nước cất, cao nước, cao cồn từ lá bìm bịp hoặc furosemid. Đo thể tích nước tiểu chuột sau 1, 2, 3, 4, 5,24 giờ. Phân tích chất điện giải nước tiểu 24 giờ. Kết quả: Thể tích nước tiểu của chuột uống các cao lá bìm bịp tăng sau 5 giờ (p<0,05). Nồng độ Na+ và Cl- nước tiểu 24 giờ tăng có ý nghĩa ở chuột uống các cao lá bìm bịp (p<0,05). Nồng độ K+ nước tiểu 24 giờ ở lô cao cồn 2000 mg/kg thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với lô furosemid 10 mg/kg. Kết luận: Các cao từ lá bìm bịp làm tăng thể tích nước tiểu, tăng thải muối; cao cồn lá bìm bịp 2000 mg/kg làm giảm tác dụng phụ hạ K+ huyết so với furosemid.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bìm bịp, furosemid, lợi tiểu
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc Đông Y, thuốc từ dược liệu, Hà Nội, tháng 10 năm 2015.
3. Võ Văn Chi (1991), Cây thuốc An Giang, Uỷ ban Khoa Học và Kỹ Thuật An Giang.
4. Aliyu A., Shaari M. R. (2020), “Subacute Oral Administration of Clinacanthus nutans Ethanolic Leaf Extract Induced Liver and Kidney Toxicities in ICR Mice”, Molecules, 25, pp.2631.
5. Hailu W., Engidawork E. (2014), “Evaluation of the diuretic activity of the aqueous and 80% methanol extracts of Ajuga remota Benth (Lamiaceae) leaves in mice”, BMC Complementary and Alternative Medicine, 14, pp.135.
6. Khoo L. W., Mediani A. (2015), “Phytochemical diversity of Clinacanthus nutans extracts and their bioactivity correlations elucidated by NMR based metabolomics”, Phytochem. Lett, 14, pp.123-133.
7. P’ng X. W., Akowuah G. A., Chin J. H. (2020), “Acute oral toxicity study of clinacanthus nutans in mice”, International Journal of Pharmaceutical Science and Research, 3(11), pp.4202-4205.
8. Siew Y. Y., Zareisedehizadeha S. (2014), “Ethnobotanical survey of usage of fresh medicinal plants in Singapore”, Journal of Ethnopharmacology, 155, pp.1450-1466.
9. Upadhyay A., Jain S. (2018), “Diuretic activity of ignored monocot grass kyllinga triceps rottb”, International Journal of Pharmacy and Biological Sciences, 8(3), pp.523-530.
10. Zamery M. I., Al-Shami A. M. A. (2020), “Pharmacological effects of Clinacanthus nutans Lindau and its potential cosmeceutical values: A comprehensive review”, Journal of Pharmaceutical Sciences and Research, 12(1), pp.10-19.