GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA CHỈ SỐ KHÁC BIỆT ÁP LỰC RIÊNG PHẦN CO2 MÁU TĨNH MẠCH TRUNG TÂM - ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM TRÙNG

Ngô Nguyễn Liên Trang1,, Võ Minh Phương1, Đoàn Đức Nhân1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng là những vấn đề chăm sóc sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới mỗi năm. Chỉ số khác biệt áp lực riêng phần CO2 máu tĩnh mạch trung tâm - động mạch ΔPCO2 được đánh giá là một chỉ số đáng tin cậy để dự đoán sớm kết quả lâm sàng bao gồm rối loạn chức năng cơ quan và tử vong ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá giá trị tiên lượng tử vong của ΔPCO2 ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân sốc nhiễm trùng từ tháng 03/2022-03/2023 tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Kết quả: Đa số bệnh nhân là nữ giới (55.8%) với tuổi trung vị là 64 tuổi. Đường vào nhiễm khuẩn phổ biến nhất là hô hấp 48.1% kế đến là tiêu hoá chiếm 37.7%. Kết quả điều trị sốc nhiễm trùng với tử vong 75.3% và ổn định 24.7%. Ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng có ΔPCO2 T6 tại điểm cắt 6,25mmHg có diện tích dưới đường cong 0.815 với giá trị tiên lượng tử vong cao, độ nhạy 86.2% và độ đặc hiệu 68.4%. Nhóm ΔPCO2 T6 >=6.25mmHg có tỷ lệ tử vong cao gấp 3.49 lần so với nhóm ΔPCO2 T6 <6.25mmHg với giá trị tiên đoán dương 83% và giá trị tiên đoán âm là 41.6%. Kết luận: Chỉ số khác biệt áp lực riêng phần CO2 máu tĩnh mạch trung tâm - động mạch tại thời điểm T6 là công cụ hiệu quả để tiên lượng tử vong cho bệnh nhân sốc nhiễm trùng. Bệnh nhân sốc nhiễm trùng với ΔPCO2 T6 >=6.25mmHg có nguy cơ tử vong cao nên cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dellinger R, Phillip Dellinger , Mitchell M, Jean M, Julian B, Margaret M, et al. Surviving Sepsis Campaign: international guidelines for management of severe sepsis and septic shock, Crit Care Med. 2008. 36(1), 296-327, http://doi.org/10.1097/01.CCM.0000298158.12101.41.
2. Phillip Dellinger, Mitchell M, Andrew Rhodes, Djillali Annane, Herwig Gerlach, et al. Surviving sepsis campaign: international guidelines for management of severe sepsis and septic shock:2012, Crit Care Med. 2013. 41(2), 580-637, http://doi.org/10.1097/CCM.0b013e31827e83af.
3. Paul A van Beest , Mariska C Lont, Nicole D Holman, Bert Loef, Michaël A Kuiper, et al, Central venous-arterial pCO2 difference as a tool in resuscitation of septic patient, Intensive Care Med. 2013. 39(6), 1034-39, http://doi.org/10.1007/s00134-013-2888-x.
4. Mallat Jihad, Pepy Florent, Malcolm Lemyze, Gaëlle Gasan, Nicolas Vangrunderbeeck, et al, Central venous-to-arterial carbon dioxide partial pressure difference in early resuscitation from septic shock: a prospective observational study, Eur J Anaesthesiol, 2014. 371-380, http://doi.org/10.1097/EJA.0000000000000064.
5. Dương Thiện Phước. Nghiên cứu nguyên nhân, một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng và đánh giá kết quả điều trị choáng nhiễm trùng tại khoa Hồi sức tích cực- Chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2016-2017, Luận án Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2017.
6. Nguyễn Trần Trọng Phú. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mức độ choáng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân choáng nhiễm trùng tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2016-2018, Luận văn Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018.
7. Danh Minh Sung. Nghiên cứu cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị sốc nhiễm khuẩn và giá trị tiên lượng của độ thanh thải lactate máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2021-2022, Luận án Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2022.
8. Walid Mohamed Kamel, Ramy Mohamed El Sayed Ibrahim, Dalia Mohamed, Mohamed Ibrahim. Anaerobic Metabolism Markers as a Guide of Resuscitation Effort and Mortality Benefit in Septic Shock Among Egyptian Population. The Egyptian Journal of Critical Care Medicine. 2020. 7(1), 17-25, http://doi.org/10.1097/EJ9.0000000000000002.
9. Helmy TA, Ghazy FG El Rewen, Farahat Gomaa Ghazy. Prognostic Value of Venous to Arterial Carbon Dioxide Difference during Early Resuscitation in Critically Ill Patients with Septic Shock. Indian J Crit Care Med. 2017. 21, 589-593, http://doi.org/10.4103/ijccm.IJCCM_64_16.
10. Walid Ahmed and Laimoud M. The Value of Combining Carbon Dioxide Gap and OxygenDerived Variables with Lactate Clearance in Predicting Mortality after Resuscitation of Septic Shock Patients. Crit Care Res Pract. 2021. 25, http://doi.org/10.1155/2021/6918940.
11. Amr Mohamed, Adel Mohamed Alansary, Mohamed Abd-AlSalam Al-Gendy, Hala Salah ElDin El-Ozairy, Mohamed Hosny Abdulla, et al. Combination of central vero - arterial carbon dioxide gap with arterio - venous oxygen content difference during resuscitation as a predictor of multi-organ dysfuntion in septic patients. Ain shams medical journal. 2019. 70, 735-745, http://doi.org/10.21608/ASMJ.2019.101285.