NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH THOÁI HOÁ KHỚP CỦA PHỤ NỮ GIAI ĐOẠN QUANH MÃN KINH TẠI PHƯỜNG THỚI LONG, QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Lâm Vũ Thái Ngọc1,, Lê Thị Thúy Hằng1
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thoái hóa khớp ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan cho thấy người trên 40 tuổi tỷ lệ mắc thoái hóa khớp là 66% [1]. Khoảng 2/3 người mắc thoái hóa khớp hiện nay là nữ giới [2]. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ tàn phế vĩnh viễn đặc biệt là phụ nữ giai đoạn quanh mãn kinh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ có kiến thức, thái độ và thực hành đúng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan về phòng chống thoái hóa khớp của phụ nữ giai đoạn quanh mãn kinh tại phường Thới Long, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên 420 phụ nữ giai đoạn quanh mãn kinh tại phường Thới Long, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ năm 2021. Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn, kết hợp quan sát thực hành. Kết quả: Tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành lần lượt là 35,2%, 73,1%, 60%; nhận thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức với thực hành; kiến thức với thái độ (p≤ 0,05). Kết luận: Kiến thức, thái độ, thực hành sẽ ảnh hưởng đến việc phòng bệnh thoái hóa khớp. Tăng cường kiến thức, hướng dẫn thực hành đúng để phòng bệnh thoái hóa khớp hiệu quả hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Phạm Thục Lan. Tần suất của Thoái hoá khớp gối trên X-quang và mối liên quan với triệu chứng đau, National Library of Medicine. 2014. 9(4), e94563, doi: 10.1371/journal. pone.0094563. eCollection 2014.
2. Hồ Phạm Thục Lan. Tác động của biến thể di truyền liên kết với loãng xương ở người da trắng lên mật độ xương của người Việt Nam. 2015.
3. K. S. Ravish, B. C. Narasimha, T. S. Ranganath, S. Navya Sri. A study on knee joint osteoarthritis among the women aged above 40 years, residing in the urban field practice area at tertiary care centre, Bangalore, Karnataka, India. International Journal of Community Medicine and Public Health. 2016. https://doi.org/10.18203/2394- 6040.ijcmph2016162.
4. Crystal MacKay, Joanna Sale, Elizabeth M Badley, Susan B Jaglal, Aileen M Davis. Qualitative Study Exploring the Meaning of Knee Symptoms to Adults Ages 35-65 Years. National Library of Medicine. 2016, 68(3), 341–347. doi: 10.1002/acr.22664.
5. Hanan Ali Alqarni, Amal Mohammed Albalawi, Sara Abbas Al Rajab, Mona Khalid Alqabli, Reham Yousef Albalawi, et al. Knowledge, attitude, and practice regarding osteoarthritis among Saudi adults in Tabuk. National Library of Medicine. 2022. 6(2), 245-250, doi: 10.24911/IJMDC.51-1635337488.
6. Wen-Ling Yeh, Yun-Fang Tsai, Kuo-Yao Hsu, Dave Weichih Chen, Jong-Shyan Wang, et al. Weight control in older adults with knee osteoarthritis: a qualitative study. National Library of Medicine. 2020. 21(1), 504, doi: 10.1186/s12891-020-03480-2.
7. Maimoona Ashfaq, Bahisht Rizwan, Sidra Kid. Gender-Based Differences between Knowledge, Attitude, and Practices among Osteoarthritis Patients. 2020. https://www.euacademic.org/UploadArticle/4707.pdf.
8. Ali Khani Jeihooni, Seyyedeh Farnaz Mousavi, Mahmood Hatami, Mina Bahmandoost. Knee Osteoarthritis Preventive Behaviors in Women over 40 Years referred to Health Centers in Shiraz, Iran: Application of Theory of Planned behavior. 2017. http://ijmpp.modares.ac. ir/article_16218.html.
9. Z Jalili, N Nakhaee, R Askari, V Sharifi. Knowledge, Attitude and Preventive Practice of Women Concerning Osteoporosis. Iranian Journal of Public Health. 2017. 4(2), 522 doi:10.18203/2394-6040.ijcmph20170284.
10. Mukharrib MS, Al-Sharif MN, Alshehri TK, Shaker A. Knowledge of knee osteoarthritis among general population in Aseer region. J Fam Med Prim Care. 2018. 7(6), 1385-1389. doi: 10.4103/jfmpc.jfmpc_290_18.