NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÁC TRIỆU CHỨNG COVID KÉO DÀI Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI PHÒNG KHÁM HẬU COVID BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Các triệu chứng ở giai đoạn COVID-19 kéo dài gây rối loạn ở nhiều cơ quan với nhiều mức độ khác nhau. Tìm được mối liên quan giữa các triệu chứng COVID-19 kéo dài và các yếu tố lâm sàng kèm dịch tễ giúp theo dõi, can thiệp điều trị phù hợp nhằm ngăn chặn các biến chứng, giảm tử vong sau giai đoạn cấp tính cũng như sự xuất hiện các di chứng hậu COVID-19. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm các triệu chứng COVID-19 kéo dài và khảo sát mối liên quan giữa các triệu chứng COVID-19 kéo dài ở bệnh nhân đến khám tại phòng khám Hậu COVID - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi dọc ở phòng khám Hậu COVID thuộc Đơn vị hô hấp, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trên bệnh nhân có các triệu chứng COVID-19 kéo dài và các tiền sử bệnh lý, thói quen của họ. Kết quả: Tổng cộng có 305 bệnh nhân tham gia với nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 15-59. Tỷ lệ nữ nam là 6/4. Tiền sử tăng huyết áp là 11,5%. Phần lớn có tập thể dục với tỷ lệ 64,9%, sử dụng trà/ cà phê chiếm 59,7% và hút thuốc là 10,5%. Các triệu chứng giai đoạn COVID-19 kéo dài chiếm tỷ lệ cao như ho, sốt, đau họng, chảy mũi lần lượt là 73,4%, 58,3%, 51,1%, 31,5%. Kết luận: Có mối liên quan giữa thói quen của bệnh nhân và các triệu chứng COVID-19 kéo dài. Nhân viên y tế cần có cái nhìn tổng quát về các yếu tố liên quan đến bệnh nhân COVID-19 kéo dài và tư vấn duy trì lối sống phù hợp cho bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Triệu chứng COVID-19 kéo dài, COVID-19, hậu COVID-19
Tài liệu tham khảo
2. Lê Anh. Vì sao F0 khỏi bệnh vẫn có thể mắc hội chứng Covid-19 kéo dài. 2021.
https://benhvienpsnbd.com.vn/tin-tuc-su-kien/tin-y-hoc-quoc-te/vi-sao-f0-khoi-benh-vanco-the-mac-hoi-chung-covid-19-keo-dai.htm.
3. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỷnh Thái Bình. Một số nội dung tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh COVID-19. 2023.http://cdcthaibinh.vn/tin-tuc/tin-trong-nuoc/le-phat-dong-chiendich-ve-sinh-moi-truong-phong-chong-dich-.html.
4. Olalekan Lee Aiyegbusi. Symptoms, complications and management of long COVID: a review. Journal of the Royal Society of Medicine. 2021. 114(9), 428–442, https://doi.org/10.1177/01410768211032850.
5. Aldè M., Barozzi S., Di Berardino F. et al. Prevalence of symptoms in 1512 COVID-19 patients: have dizziness and vertigo been underestimated thus far. Intern Emerg Med. 2022.17, 1343–1353, https://doi.org/10.1007/s11739-022-02930-0.
6. Carfì A, Bernabei R, Landi F. For the Gemelli Against COVID-19 Post-Acute Care Study Group. Persistent Symptoms in Patients After Acute COVID-19.JAMA.2020.324(6):603–605, https://doi.org/10.1001/jama.2020.12603.
7. Kim, Y., Bitna-Ha, Kim, SW. et al. Post-acute COVID-19 syndrome in patients after 12 months from COVID-19 infection in Korea, BMC Infect Dis 22. 2022.93, https://doi.org/10.1186/s12879-022-07062-6.
8. Regmi, D., & Manandhar, N. Persistent otorhinolaryngological symptoms in patients following COVID-19 infection, Journal of Kathmandu Medical College. 2022.11(1), 20–26, https://doi.org/10.3126/jkmc.v11i1.45489.
9. Somayeh Bazdar, Anastasia K. A. L. Kwee et al. A Systematic Review of Chest Imaging Findings in Long COVID Patients. J. Pers. Med. 2023.13(2), 282, https://doi.org/10.3390/jpm13020282.
10. Thomas Bahmer,Christoph Borzikowsky,Wolfgang Lieb, et al. Severity, predictors and clinical correlates of Post-COVID syndrome (PCS) in Germany: A prospective, multi-centre, population-based cohort study. The Lancet. 2022.51, 101549, https://doi.org/10.1016/j.eclinm.2022.101549.