TỔNG QUAN VỀ Y HỌC THỂ THAO

Võ Tường Kha1,
1 Bệnh viện Thể thao Việt nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Y học thể thao hiện đại đã có ở Việt Nam hơn 40 năm, nhưng chưa hòa nhập vào mạng lưới y tế quốc gia và hội nhập vào mạng lưới y học thể thao quốc tế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp tài liệu, khảo sát, điều tra, phỏng vấn và phân tích thiết kế. Hệ thống văn bản luật, hệ thống tổ chức, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nguồn nhân lực, hệ thống đào tạo, điều kiện pháp lý thực hiện tại các cơ sở thực hiện nhiệm vụ y học thể thao trong toàn quốc. Kết quả: 1) Việc ứng dụng y học thể thao phục vụ người thi đấu, tập luyện thể dục thể thao ở Việt Nam có từ hàng nghìn năm nay qua các phương pháp không dùng thuốc, dùng thuốc của y học cổ truyền. 2) Y học thể thao chưa được thiết chế trong luật và các văn bản quy phạm dưới luật, chưa được xây dụng và phát triển bài bản, hệ thống, khoa học theo tiêu chí, tiêu chuẩn từ cấp trung ương đến cấp xã phường về: mô hình hệ thống tổ chức; cơ sở hạ tầng; trang thiết bị; đào tạo nguồn lực; nghiên cứu khoa học; nhân lực; điều kiện pháp lý tổ chức thực hiện. 3) Dự kiến mô hình tổ chức hệ thống mạng lưới y học thể thao: “Hệ thống mạng lưới tích hợp mô hình tháp và cơ cấu tổ chức quản trị phân quyền trực tuyến - chức năng, hướng trong”, được xây dựng theo 03 giai đoạn: 1) Giai đoạn 2021-2025, có 02 tuyến; 2) Giai đoạn 2025-2030, có 03 tuyến; 3) Giai đoạn sau 2030: có 04 tuyến đến xã/phường và liên thông với đơn vị hành chính các cấp. Kết luận: Xây dựng hệ thống mạng lưới y học thể thao là nhiệm vụ cấp bách, cần thiết để đưa y học thể thao hòa nhập hệ thống mạng khám, chữa bệnh quốc gia và hội nhập y học thể thao thế giới; góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân và nâng cao thành tích thi đấu của vận động viên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Thể thao Việt Nam (2021), Dự thảo hệ thống chỉ đạo tuyến mạng lưới y học thể thao (trình Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
2. Bệnh viện Thể thao Việt Nam (2022), Báo cáo số 40/BC-BVTTVN ngày 24/04/2022 của Bộ môn Y học thể thao khảo sát nhu cầu đào tạo và sử dụng bác sỹ thể thao (báo cáo Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội và Tổng cục Thể dục thể thao).
3. Bộ Y tế (2006), Đại cương về hệ thống y tế & chức mạng lưới y tế Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
4. Võ Tường Kha, Vũ Bá Thành (2020), Giáo trình y học thể thao cơ bản, Trường Đại học y Hà Nội.
5. Võ Tường Kha (2021), Thực trạng công tác y học thể thao tại nước ta hiện nay, Tạp chí Khoa học thể thao, số đặc biệt, tr. 303-305.
6. Lê Quý Phượng, Đặng Quốc Bảo, Lưu Quang Hiệp (2007), Bài giảng y học thể dục thể thao, Nhà xuất bản thể dục thể thao.
7. Douglas A. Luke and Katherine A. Stamatakis (2012), Systems Science Methods in Public Health: Dynamics, Networks, and Agents, Annu. Rev. Public Health, 33:357–76.
8. Jon Almquist, Kathy Ayers, Jessica K. Benton et al (2006), Sports Medicine, Fairfax County Public Schools Instructional Services Department Fairfax, Virginia 2006
9. P McCrory (2006), What is sports and exercise medicine?, Br J Sports Med., 40(12): 955–957.
10. Wikipedia, the free encyclopedia (last edited on 25th October 2022), Sports Medicine, Cite:
https://en.wikipedia.org/wiki/Sports_medicine#Historical_roots_of_sports_medicine, Aceessed on 30th October, 2022.