ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI VỚI TRANSFIX TECHNICH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hiện nay Bệnh viện Thể thao Việt Nam là bệnh viện duy nhất trong cả nước áp dụng phương pháp transfix trong điều trị đứt dây chằng chéo trước khớp gối. Tuy nhiên chưa có đề tài nào đánh giá phân tích ưu nhược điểm của phương pháp phẫu thuật này. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối với Transfix technich tại Bệnh viện Thể thao Việt Nam, 2. Nhận xét ưu nhược điểm của kỹ thuật Transfix trong tái tạo dây chằng chéo trước. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, theo dõi dọc trên 401 bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước với Transfix technic tại Bệnh viện Thể thao Việt Nam. Kết quả: sau 12 tháng phẫu thuật tỷ lệ BN có dấu hiệu ngăn kéo trước âm tính chiếm 92,8% và 4,7% BN có dấu hiệu ngăn kéo trước dương tính độ I. Điểm Lysholm trung bình là 92,91 ± 4,98. Dấu hiệu Lachman âm tính chiếm 93,8% BN, dương tính độ I có chiếm 4%, dấu hiệu Lachman dương tính độ II chiếm 2,2%. Có 93% loại A và 4,5% loại B theo IKDC. Kết luận: Chức năng khớp gối theo thang điểm Lysholm và IKDC tại thời điểm sau mổ 12 tháng đạt kết quả rất tốt. Khả năng cố định gân ghép vào đường hầm của Transfix là tốt hơn các phương tiện khác. Vít có khả năng cốt hóa với xương nên tạo độ vững chắc rất cao theo thực nghiệm của Ari Digiácomo Ocampo Moré.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tái tạo dây chằng chéo trước, Transfix technich, bệnh viện Thể thao Việt Nam
Tài liệu tham khảo
2. Trần Trung Dũng (2014) "Tạo hình dây chằng chéo trước khớp gối qua nội soi" Nhà xuất bản Y học, tr 10-40, 41-90.
3. Vũ Nhất Định (2013) “Kết quả bước đầu nội soi tái tạo dây chằng chéo trước dạng hai bó ba đường hầm” Tạp trí Y-Dược học quân sự tập 38, số 6 ,tr 121-127. 2013, Tạp chí chấn thương chỉnh hình số đặc biệt, pp. tr. 144 - 149.
4. Trần Hoàng Tùng (2018) “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo trươc sử dụng gân bánh chè đồng loại” Luận án tiến sỹ y học. tr 9, 21-55, 60...
5. Ari Digiácomo Ocampo Moré (2016)"Biomechanical performance of Bio Cross-Pin and EndoButtonfor ACL reconstruction at femoral side: a porcinemodel"Indial Juanual Trauma Octopadict. pp. 1-55.
6. Brian P. Scannell (2015). "Biomechanical Comparison of Hamstring Tendon Fixation Devices for Anterior Cruciate Ligament Reconstruction: Part 2. Four Tibial Devices". s.l.: The American Journal of Orthopedics, p. 83.
7. Delaunoy, Ingrid (2004) "Sonography detection threshold for knee effusion". Clinical Rheumatology 22(6): pp. 391-415.
8. Kyle P. Lavery, M.D., Jeffrey F. Rasmussen, M.D., and Aman Dhawan, M.D (2104)” FiveStrand Hamstring Autograft for Anterior Cruciate Ligament Reconstruction” Arthroscopy Techniques, Vol 3: pp. e423-e426.
9. Rafael Calvo (2017) “Five-Strand Hamstring Autograft Versus Quadruple Hamstring Autograft With Graft Diameters 8.0 Millimeters or More in Anterior Cruciate Ligament Reconstruction” The Journal of Arthroscopic and Related Surgery, Vol 33, No 5: pp.
10. Streich N.A et al. (2008). "Reconstruction of the ACL with a 1 semitendinosus tendon graft: a prospective randomized single blinded comparison of double-bundle versus single-bundle technique in male athletes". Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc, 16(3), pp. 232-237