ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BÁN THUỐC Ở CÁC CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Vấn đề kháng thuốc kháng sinh ngày càng trở lên trầm trọng, đáng báo động. Người bán thuốc cần có kiến thức về sử dụng kháng sinh để tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý cho người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng kiến thức của NBT về kháng sinh và sử dụng kháng sinh và xác định các yếu tố có liên quan đến thực trạng kiến thức của người bán thuốc về kháng sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang, phỏng vấn 180 người bán thuốc trên 9 quận, huyện trên địa bàn Thành phố Cần Thơ bằng bộ câu hỏi phỏng vấn nhằm xác định điểm kiến thức về quy định bán kháng sinh, về nguyên tắc cơ bản sử dụng kháng sinh và về nguy cơ sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh, xác định các yếu tố liên quan dựa trên các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Kết quả: Người bán thuốc là nữ giới chiếm đa số với tỷ lệ 65%. Đa số người bán thuốc có trình độ chuyên môn là đại học (59,4%), trung cấp (27,8%) và cao đẳng (12,8%). 92,2% người bán thuốc biết việc cấp phát thuốc kháng sinh khi không có đơn thuốc sẽ làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh. Tỷ lệ người bán thuốc có mức điểm kiến thức tốt là 86,0%. Các đối tượng người bán thuốc có điểm trung vị kiến thức cao hơn các đối tượng còn lại (p<0,05), bao gồm: người trình độ đại học, người có thu nhập từ 3 triệu đến dưới 10 triệu, người bán thuốc ở cơ sở bán lẻ thuốc thuộc loại hình tư nhân và người bán thuốc ở thành thị. Kết luận: Đa số người bán thuốc ở thành phố Cần Thơ có kiến thức tốt về kháng sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Người bán thuốc, kiến thức, sử dụng kháng sinh
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Kính (2010), Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam, GARP-Nhóm nghiên cứu quốc gia.
4. Thúy, N. T. P. (2021). “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành bán kháng sinh của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc ở Việt Nam”.
5. Trần Duy Long (2020), “Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán kháng sinh không có đơn của người bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc”, Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành dược học, Đại học Dược Hà Nội, tr. 48.
6. Mansour, Ossama; Al-Kayali, Rawaa (2017) “Community pharmacistsꞌ role in controlling bacterial antibiotic resistance in Aleppo, Syria” Iranian journal of pharmaceutical research: IJPR, 16.4: 1612.
7. Zawahir, Shukry; Lekamwasam, Sarath; Aslani, Parisa (2019), “A cross-sectional national survey of community pharmacy staff: Knowledge and antibiotic provision”, PloS one, 14.4: e0215484.
8. Poyongo, Baraka P., and Raphael Zozimus Sangeda. 2020. "Pharmacists’ Knowledge, Attitude and Practice Regarding the Dispensing of Antibiotics without Prescription in Tanzania: An Explorative Cross-Sectional Study" Pharmacy 8, no. 4: pp. 238
9. Belkina T, Duvanova N, Karbovskaja J, Tebbens JD, Vlcek J (2015), "Antibiotic use practices of pharmacy staff: a cross-sectional study in Saint Petersburg, the Russian Federation ", BMC Pharmacology & Toxicology, 18:11(.), pp. 36017-36027.