ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG VẢY NẾN MỦ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Nguyễn Hữu Huy1, Đỗ Thị Thanh Ngân1, Nguyễn Thị Thùy Trang1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vảy nến mủ là một thể hiếm gặp của bệnh vảy nến và là một bệnh nặng, có thể đe dọa tính mạng. Vảy nến mủ có thể biểu hiện như một bệnh khu trú hoặc với các tổn thương da lan rộng toàn thân. Do sự hiếm gặp của vảy nến mủ và những nét tương đồng chồng lấp với bệnh vảy nến thể mảng đã khiến việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân vảy nến mủ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 31 bệnh nhân được chẩn đoán vảy nến mủ tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ. Kết quả: Có 31 ca vảy nến mủ được nghiên cứu, bao gồm 31 ca (100%) vảy nến mủ toàn thân. Tuổi trung bình là 36,16 ± 18,11. Tỷ lệ nữ/nam là 2,44/1. Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là ngứa (100%), tiếp đến là lạnh run (12,9%) và đau khớp (6,45%). Triệu chứng thực thể thường gặp là mụn mủ trên da (100%), tổn thương móng (58,1%), sốt (32,2%), lưỡi bản đồ (6,45%). Các đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân vảy nến mủ là bạch cầu tăng (80,65%), thiếu máu (45,16%), tăng tốc độ máu lắng (100%), albumin huyết thanh giảm (35,48%), men gan tăng (32,23%), giảm canxi máu (61,29%), tăng CRP huyết thanh (90,32%). Kết luận: Vảy nến mủ là thể nặng của bệnh vảy nến. Bệnh nhân thường có các triệu chứng như: sang thương mụn mủ trên da, sốt, tổn thương móng. Cận lâm sàng ghi nhận tình trạng: tăng bạch cầu, tăng tốc độ máu lắng, tăng CRP huyết thanh, tăng men gan, giảm canxi máu và giảm albumin máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Kim Ngọc, Lê Thái Vân Thanh, Văn Thế Trung (2019), Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân vảy nến mủ tại bệnh viện da liễu thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 23, số 1, tr.45-49.
2. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Đặng Văn Em (2021), Xác định nồng độ kẽm, đồng, canxi trong huyết thanh và mối liên quan với lâm sàng ở bệnh nhân vảy nến mụn mủ toàn thân, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, tập 15, số 7, tr.69-75.
3. Borges-Costa J. Silva R., Gonçalves L., et al. (2011), Clinical and laboratory features in acute generalized pustular psoriasis: a retrospective study of 34 patients, Americal Journal Clinical Dermatology, pp. 271-276.
4. Jin H, Cho HH, Kim WJ, et al. (2015), Clinical features and course of generalized pustular psoriasis in Korea, J Dermatol, 42(7), pp. 674-678.
5. Ly K, Beck KM, Smith MP, et al. (2019), Diagnosis and screening of patients with generalized pustular psoriasis, Psoriasis (Auckl), pp. 37-42.
6. Navarini A. A., Burden A. D., Capon F., et al. (2017), European consensus statement on phenotypes of pustular psoriasis, Journal of the European Academia of Dermatololy and Venereology, 31 (11), pp. 1792-1799.
7. Tay YK and Tham SN (1997), The profile and outcome of pustular psoriasis in Singapore: A report of 28 cases, Int J Dermatol, 36(4), pp. 266 - 271.
8. Uppala R, Tsoi LC, Harms PW, et al. (2021), Autoinflammatory psoriasis-genetics and biology of pustular psoriasis, Cell Mol Immunol,18(2), pp. 307-317.
9. Zheng J, Chen W, Gao Y, et al. (2021), Clinical analysis of generalized pustular psoriasis in Chinese patients: A retrospective study of 110 patients, J Dermatol, 48(9), pp. 1336-1342.