THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC CỦA SINH VIÊN Y KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Giáo dục, rèn luyện y đức là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng và thường xuyên được đề cập trong mọi hoạt động của ngành Y tế. Đối với sinh viên Y khoa, giỏi y thuật thôi chưa đủ, còn phải sáng về y đức. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát thực trạng nhận thức về y đức của sinh viên Y khoa Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 600 sinh viên Y khoa từ khóa 41 đến khóa 46 tại trường Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm học 2020 - 2021. Số liệu thu thập bằng phiếu khảo sát và được xử lý thống kê bởi phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên có nhận thức đúng đắn về y đức đạt tỷ lệ cao: Có 75,6% hiểu đúng về định nghĩa y đức; 61,5% sinh viên hiểu đúng về nghĩa vụ thiêng liêng của người thầy thuốc; đa phần sinh viên biết và tuân thủ những quyền lợi cơ bản của bệnh nhân. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên biết ít về các quy định, nguyên tắc chiếm đến 55,7%. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên có nhận thức đúng đắn về y đức và vai trò của nó đối với bản thân và công việc. Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu các quy định liên quan đến y đức ít được sinh viên quan tâm. Cần có những giải pháp khắc phục kịp thời các khuyết điểm còn tồn tại để nâng cao hơn nữa nhận thức về y đức cho sinh viên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Y đức, nhận thức về y đức, sinh viên Y khoa
Tài liệu tham khảo
2. Hà Thị Len (2016), Giáo dục y đức cho sinh viên ngành Y ở tỉnh Thái Bình hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, kỳ 1 – tháng 7/2016.
3. Trần Thị Hồng Lê (2019), Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Vũ Thị Hải Oanh, Nguyễn Bảo Ngọc, Chu Thị Thơ (2018) Thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện chuẩn đạo đức nghề nghiệp của sinh viên đại học Điều dưỡng liên thông Nam Định, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 01.
5. Ayesha Ahmad, Pareesa Rabbani, Shipra Kanwar, et al. (2015), Medical Ethics and Undergraduate Training: The Ground Reality and Remedial Action, International Journal of User-Driven Healthcare, 5(1).
6. Carmina Shrestha, Ashma Shrestha, Jasmin Joshi, et al. (2021), Does teaching medical ethics ensure good knowledge, attitude, and reported practice? An ethical vignette-based cross-sectional survey among doctors in a tertiary teaching hospital in Nepal, Shrestha et al, BMC Med Ethics (2021) 22:109.
7. Remya Raj Rajamohanan, Manjiri Phansalkar, Sheela Kuruvila (2021), Awareness about medical ethics among undergraduates after introduction of humanities in curriculum, International Journal of Research in Dermatology, 2021 Sep;7(5).
8. Victor Bruno Andrade das Gracas, et al. (2019), Knowledge about medical ethics and conflict resolution during undergraduate courses Revista Bioética, 2019; 27 (4): 643-60.
9. Zaeema Ahmer, Rameen Fatima, Roheen Sohaira, Maham Fatima. (2021). How Important is Medical Ethics? Descriptive Cross-Sectional Survey among Medical Students of Karachi. European Journal of Environment and Public Health 2021, 5(2).