ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY CẤP MẤT NƯỚC Ở TRẺ NHẬP VIỆN BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Nguyễn Thị Nguyên Thảo1, Trần Công Lý1, Nguyễn Thị Xuân Quỳnh1,, Lê Hoài Phong1, Nguyễn Thị Bảo Duyên1, Huỳnh Nhật Tuấn1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng mất nước ở trẻ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca gồm 50 trường hợp được chẩn đoán tiêu chảy cấp mất nước tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 20212022. Kết quả: Tiêu chảy cấp mất nước thường gặp ở nhóm tuổi <24 tháng tuổi (82%). Về đặc điểm lâm sàng, số trẻ tiêu chảy cấp có mất nước cao gấp 9 lần trẻ tiêu chảy cấp mất nước nặng. Về dấu hiệu mất nước, trẻ tiêu chảy cấp có dấu hiệu uống nước háo hức (92%) và mắt trũng (96%) chiếm tỉ lệ cao nhất. Về đặc điểm cận lâm sàng, hầu hết trẻ tiêu chảy cấp có bạch cầu tăng >10.000 tế bào/mm3 (54%). Kết quả điện giải đồ cho thấy có 42% trẻ giảm Na+, 42% trẻ giảm K+. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là Escherichia coli (80%). Về điều trị, số ngày nằm viện trung bình là 6,46±2,224 ngày. Phần lớn trẻ được truyền Lactate Ringer trong 12 giờ đầu (68%), liều truyền dịch >15 mL/kg/h chiếm tỉ lệ cao với 52% và thời gian truyền trung bình là 3,16±1,39 giờ. Kết luận: Phần lớn trẻ tiêu chảy cấp mất nước ở nhóm tuổi <24 tháng tuổi, hai dấu hiệu mất nước thường gặp là mắt trũng và uống nước háo hức. Đa số trẻ tiêu chảy cấp dễ bị rối loạn điện giải khi mất nước.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Thị Bảo Ân (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện giải đồ và nồng độ Glucose máu trong bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em, Luận văn Thạc sĩ Y học của Bác sĩ nội trú trường Đại học Y Dược Huế.
2. Bệnh viện Nhi đồng 1 (2020), Phác đồ điều trị Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Hoàng Ngọc Phú Hưng (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị các tác nhân vi khuẩn gây tiêu chảy cấp ở trẻ em tại khoa Tiêu hóa bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ 2017-2018, Luận văn tốt nghiêp bác sĩ đa khoa Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Nguyễn Gia Khánh, Bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội (2013), Tiêu chảy cấp ở trẻ em, Bài giảng Nhi Khoa, Tập 1, tr.306-325.
5. Nguyễn Minh Sơn, Nguyễn Thị Thắng, Cao Xuân Ngọc và cộng sự (2014), Thực trạng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 6 đến 23 tháng tuổi tại Khoa Nhi Bệnh viện Xanh Pôn, Tạp chí Y học dự phòng, XXV(166), tr.148.
6. Nguyễn Thị Kim Thanh (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của các tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2016 - 2017, Luận văn tốt nghiệp đại học Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
7. Nguyễn Thanh Thảo, Lê Thị Tài, Nguyễn Văn Hiến và cộng sự ( 2014), Tình hình bệnh tiêu chảy tại Việt Nam giai đoạn 2002 - 2011, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXI, số 7(156), tr.92.
8. Nguyễn Thành Trung (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em, Luận văn Thạc sĩ của Bác sĩ nội trú Trường Đại học Y Dược Huế.
9. Nguyễn Minh Tuấn (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chăm sóc bệnh nhi tiêu chảy cấp tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2013 - 2014, Luận văn tốt nghiệp CNĐD trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
10. Nguyễn Thị Tuyết (2021), Kết quả chăm sóc, điều trị bệnh nhi dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy cấp và một số yếu tố liên quan tại khoa nhi bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức- Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Thăng Long.
11. Nguyễn Thị Hải Yến (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở trẻ tiêu chảy cấp do Rotavirus, Đề tài nghiên cứu khoa học Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
12. Goldstein B., Giroir B., Randolph A., et al. (2005), International pediatric sepsis consensus conference: definitions for sepsis and organ dysfunction in pediatrics, Pediatr Crit Care Med, 6(1), pp.2-8.
13. Ahmad M. S., Wahid A., Ahmad M., et al. (2016), Prevalence of Electrolyte Disorders Among Cases of Diarrhea with Severe Dehydration and Correlation of Electrolyte Levels with Age of the Patients, Journal of the College of Physicians and Surgeons Pakistan, 26(5), pp.394-8.
14. Okposio M. M., Onyiriuka A. N., Abhulimhen-Iyoha B. I., et al. (2015), Point-of-Admission Serum Electrolyte Profile of Children less than Five Years Old with Dehydration due to Acute Diarrhoea, Trop Med Health, 43(4), pp.247-52.
15. WHO (2017), Diarrhoeal disease, 2017 May 02, [cited 2021 July 07], Available from: URL:
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/diarrhoeal-disease