CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NHÂN LỰC Y TẾ LÀM VIỆC TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN SỐ 1 CẦN THƠ NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chất lượng cuộc sống nghề nghiệp của nhân viên y tế có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát. Mục tiêu nghiên cứu: Đo lường chất lượng cuộc sống nghề nghiệp của nhân viên y tế và tìm hiểu các yếu tố liên quan. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp hồi cứu trên 109 cán bộ và sinh viên làm việc tại bệnh viện Dã chiến số 1 Cần Thơ năm 2021. Chất lượng cuộc sống nghề nghiệp được được đo bằng thang đo Professional Quality of Life (ProQOL), gồm 3 thành tố: lòng trắc ẩn, sự kiệt sức, stress sau sang chấn. Kết quả: Nhân viên y tế có lòng trắc ẩn ở mức trung bình (64,2%), sự kiệt sức ở mức thấp (95,4%), stress sau sang chấn ở mức trung bình (51,4%). Sự kiệt sức có liên quan đến tuổi, nhân viên y tế là cán bộ. Stress sau sang chấn có liên quan với tổng thời gian làm việc tại bệnh viện, tuổi, nhân viên y tế là cán bộ. Lòng trắc ẩn càng cao thì sự kiệt sức càng thấp, sự kiệt sức càng cao thì điểm stress sau sang chấn càng cao. Kết luận: Cần có sự phân công thời gian làm việc phù hợp cho nhân viên khi tham gia công tác chăm sóc, điều trị, hỗ trợ cho người bệnh COVID-19.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chất lượng cuộc sống nghề nghiệp, lòng trắc ẩn, sự kiệt sức, stress, nhân viên y tế
Tài liệu tham khảo
2. Yılmaz. G. and Üstün. B., Professional Quality of Life in Nurses: Compassion Satisfaction and Compassion Fatigue, Journal of Psychiatric Nursing, 2018, 9(3), 205-211, https://doi.org/ 10.14744/phd.2018.86648.
3. Azizkhani. R., Heydari. F., Sadeghi. A., et al. Professional quality of life and emotional wellbeing among healthcare workers during the COVID-19 pandemic in Iran. Frontiers In Emergency Medicine. 2022. 6 (1), 1-7, https://doi.org/10.18502/fem.v6i1.7674.
4. Pothiawala. S., Psychological Impact of the COVID-19 on Health Care Workers in the Emergency Department, Frontiers in Emergency Medicine. 2020. 4(2s), 1-4, https://doi.org/10.22114/ajem.v0i0.397.
5. Buselli. R., Corsi. M., Baldanzi. S., et al, Professional Quality of Life and Mental Health Outcomes among Health Care Workers Exposed to Sars-Cov-2 (Covid-19), International Journal of Environment Research and Public Health. 2020. 17 (17), 1-12, https://doi.org/10.3390/ijerph17176180.
6. Inocian. E. P., Cruz. J. P., Alshehry. A. S., et al, Professional quality of life and caring behaviours among clinical nurses during the COVID-19 pandemic. Journal of Clinical Nursing. 2021. 00, 1-13, https://doi.org/10.1111/jocn.15937.
7. Nguyen. N. P. T., Le. D. D., Colebunders. R., et al. Stress and Associated Factors among Frontline Healthcare Workers in the COVID-19 Epicenter of Da Nang City, Vietnam. International Journal of Environmental Research and Public Health. 2021. 18, 73-78, https://doi.org/10.3390/ijerph18147378.
8. Stamm. B. H., The Concise ProQOL Manual: The concise manual for the Professional Quality of Life Scale, 2010, 2nd Ed. Pocatello, ID: ProQOL.org.
9. Latsou. D., Bolosi. F.-M., Androutsou. L. and Geitona. M., Professional Quality of Life and Occupational Stress in Healthcare Professionals During the COVID-19 Pandemic in Greece, Health Services Insights, 2022, 15, pp.1-9, https://doi.org/10.1177/11786329221096042.
10. Serrão. C., Martins. V., Ribeiro. C., et al. Professional Quality of Life Among Physicans and Nurses Working in Portuguese Hopitals During the Third Wave of the COVID-19 Pandemic. Frontiers in Psychology. 2022. 13:814109, 1-11, https://doi.org/10.3389/fpsyg.2022.814109.
11. Varrasi. S., Guerrera. C. S., Platania. G. A., et al. Professional quality of life and psychopathological symptoms among first-line healthcare workers facing COVID-19 pandemic: an exploratory study in an Italian southern hospital. Health Psychology Research. 2023. 11, 18, https://doi.org/10.52965/001c.67961.