NGHIÊN CỨU TUÂN THỦ DỰ PHÒNG TIỀN SẢN GIẬT VÀ HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỀ KIẾN THỨC TUÂN THỦ CỦA THAI PHỤ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lê Thị Kim Định1,, Nguyễn Minh Phương2, Quách Hoàng Bảy1, Phạm Thúy Hồng1, Lê Thị Mỹ Hạnh1
1 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cải thiện việc tuân thủ aspirin trong điều trị dự phòng tiền sản giật là rất quan trọng để tối ưu hóa kết quả điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị của thai phụ đến khám, điều trị dự phòng tiền sản giật; 2). Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của thai phụ đến khám, điều trị dự phòng tiền sản giật; 3). Đánh giá kết quả can thiệp truyền thông tư vấn thay đổi hành vi tuân thủ điều trị của thai phụ đến khám, điều trị dự phòng tiền sản giật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp không nhóm chứng trên 33 phụ nữ mang thai được chỉ định điều trị dự phòng tiền sản giật bằng Aspirin tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ tháng 5/2022- tháng 8/2022. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ điều trị dự phòng chung tiền sản giật chiếm 57,6%. Nhóm thừa cân béo phì trước khi mang thai có tỷ lệ tuân thủ cao hơn nhóm không thừa cân béo phì 15,3 lần; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,002. Sau can thiệp, tỷ lệ kiến thức về tiền sản giật tăng từ 12,1% lên 93,9% với p<0,001. Sau can thiệp, tỷ lệ kiến thức điều trị dự phòng về tăng có ý nghĩa thống kê từ 6,1% lên 81,8% với p<0,001. Kết luận: Tư vấn thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị của thai phụ uống thuốc Aspirin dự phòng tiền sản giật có hiệu quả đáng kể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. WHO Recommendations for Prevention and Treatment of Pre-Eclampsia and Eclampsia. Geneva. 2011.
2. WHO. Antiplatelet agents for preventing pre-eclampsia and complications. WHO. 2007.
3. Cao Ngọc Thành, Trương Quang Huy và Võ Văn Khoa. Đánh giá hiệu quả điều trị dự phòng bệnh lý tiền sản giật - sản giật bằng aspirin ở những thaiphụ có nguy cơ cao. Tạp chí Phụ Sản. 2015. 13(3), tr. 47-53.
4. Vinogradov, R., Boag, C., and et al. Aspirin non-response in pregnant women at increased risk of pre-eclampsia. European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology. 2020. Vol 254, 292–297. https://doi.org/10.1016/j.ejogrb.2020.09.036
5. Wright, D., Poon, L. C., Rolnik, and et al. Aspirin for evidence-based preeclampsia prevention trial: Influence of compliance on beneficial effect of aspirin in prevention of preterm preeclampsia. American Journal of Obstetrics and Gynecology. 2017. 217(6), 685.e1–e5. https://doi.org/10.1016/j.ajog.2017.08.110
6. Van Montfort, P., Scheepers, H. C. J., and et al. Low-dose-aspirin usage among women with an increased preeclampsia risk: A prospective cohort study. Acta Obstetricia et Gynecologica
Scandinavica. 2020. 99 (7), 875–883. https://doi.org/10.1111/aogs.13808
7. Rolnik D.L., Wright D., Poon L.C. et al. Aspirin versus Placebo in Pregnancies at High Risk for
Preterm Preeclampsia. N Engl J Med, 2017. 377(7), pp. 613–622. DOI: 10.1056/NEJMoa1704559
8. Carolien Nienke Heleen Abheiden. Aspirin adherence during high-risk pregnancies, a questionnaire study. Observational Study, 2016. 6(4):350-355. https://doi.org/10.1016/j.preghy.2016.08.232
9. Kate Navaratnam. How important is aspirin adherence when evaluating effectiveness of low-
dose aspirin?. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol. 2017. 219:1-9. https://doi.org/10.1016/j.ejogrb.2017.10.004
10. Raya Vinogradov , Vikki Joanne Smith. Aspirin non-adherence in pregnant women at risk of preeclampsia (ANA): a qualitative study. Health Psychol Behav Med. 2021; 9(1): 681–700. https://doi.org/10.1080/21642850.2021.1951273
11. Đàm Khai Hoàn. Giáo dục và nâng cao sức khỏe. Nhà xuất bản Y học. 2007.
12. Rella Indah Karunia. Impact of educational preeclampsia prevention booklet on knowledge and adherence to low dose aspirin among pregnant women with high risk for preeclampsia. J Basic Clin Physiol Pharmacol. 2020. 13;30(6). https://doi.org/10.1515/jbcpp-2019-0299
13. Shanmugalingam R., Mengesha, Z., Notaras, S., Liamputtong, P., Fulcher, I., Lee, G., et al. Factors that influence adherence to aspirin therapy in the prevention of preeclampsia amongst high-risk pregnant women: A mixed method analysis. PLoS One. 2020. 15(2), e0229622.
https://doi.org/10.1371/journal.pone.0229622.