NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM TRONG TINH DẦU SẢ HOA HỒNG – CYMBOPOGON MARTINI (ROXB.) WILL. WATSON TRỒNG TẠI ĐẮK LẮK

Nguyễn Thị Trang1,, Huỳnh Ngọc Thụy2
1 Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Palmarosa-sả hoa hồng [Cymbopogon martini (Roxb.) Will. Watson], họ Poaceae có mùi thơm như hương hoa hồng, nguồn gốc từ Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Lá của loài chứa tinh dầu có hàm lượng giàu geraniol là một monoterpen mạch hở. Tại Việt Nam, các nghiên cứu còn khá ít đặc biệt là loài sả hoa hồng trồng tại Đắk Lắk. Do đó, nghiên cứu tinh dầu sả hoa hồng trồng tại tỉnh là rất cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Chiết xuất, định lượng tinh dầu, phân lập và xác định cấu trúc hợp chất trong tinh dầu theo hướng tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Lá sả hoa hồng thu hái tại tỉnh Đắk Lắk vào tháng 4 năm 2022. Định lượng và chiết xuất tinh dầu (phương pháp cất kéo theo hơi nước). Sắc ký ghép khối phổ (GC-MS), phân lập (sắc ký cột và sắc ký lớp mỏng) và xác định cấu trúc (đo phổ NMR). Thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm (xác định MIC bằng phương pháp pha loãng trong thạch). Kết quả: Hàm lượng tinh dầu trong lá (0,82-0,85%). Tinh dầu đo GC-MS cho tỷ lệ các hợp chất là geraniol (72,28%), geranyl acetat (15,91%) và linalool (3,03%). Phân lập được 3 hợp chất là geraniol, geranyl acetat và linalool. Hoạt tính của tinh dầu, geraniol, geranyl acetat và linalool trên Propionibacterium acnes, Aspergillus niger có giá trị MIC khoảng 0,004-0,5%. Kết luận: Nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc bổ sung cơ sở dữ liệu, định hướng cho các nghiên cứu về sả hoa hồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thanh Kỳ. Dược liệu học tập 2. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2011. 212–213.
2. Smitha G. R., Virendra S. R. Variations in essential oil yield, geraniol, and geranyl acetate contents in palmarosa (Cymbopogon martinii, Roxb. Wats. var. motia) influenced by inflorescence development. Industrial Crops and Products. 2015. 66, 150-160, doi:10.1016/j.indcrop.2014.12.062.
3. Bruna J., William G. S., Cleonice G. R., et al. Antioxidant and antimicrobial poly-ε-caprolactone nanoparticles loaded with Cymbopogon martinii essential oil. Biocatalysis and Agricultural Biotechnology. 2020. 23, 101499, https://doi.org/10.1016/j.bcab.2020.101499.
4. Naveen K. K., Oriparambil S. N. G., Naveen S., et al. Antifungal activity of chitosan nanoparticles encapsulated with Cymbopogon martinii essential oil on plant pathogenic fungi Fusarium graminearum. Frontiers in Pharmacology. 2018. 9, 610, doi: 10.3389/fphar.2018.00610.
5. Trương Thị Đẹp. Thực vật Dược. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội. 2007. 300–303.
6. Võ Văn Chi. Từ điển thực vật thông dụng tập 1. Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật. Hà Nội. 2003. 850–855.
7. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam V tập 2. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, PL. 2018.
8. Alessandra G., Damiano R., Guglielmo P., et al. Chemical characterization (GC/MS and NMR fingerprinting) and bioactivities of south-african Pelargonium capitatum (L.) L’Her. (Geraniaceae) essential oil. Chemistry & Biodiversity. 2011. 8(4), 624–642, doi: 10.1002/cbdv.201000045.