KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỆN CƠ Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Trần Tuấn Kiệt1,, Huỳnh Quốc Hưng1, Hồ Tiến Cường1, Võ Nhật Duy1, Trần Quang Sơn1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hội chứng ống cổ tay là hội chứng có tổn thương thần kinh ngoại vi thường gặp nhất trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng và điện cơ của bệnh nhân trong hội chứng ống cổ tay tay tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. (2) Khảo sát kết quả điện cơ trong hội chứng ống cổ tay tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định Hội chứng ống cổ tay tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 06/2021 đến tháng 6/2022. Kết quả: Độ tuổi gặp nhiều nhất là 41 – 60 tuổi và thường gặp ở nữ (86%). Nghề nghiệp thường gặp nhất là nội trợ (26%). Thời gian mắc lâu nhất là 12 năm và thấp nhất là 2 tháng. Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng tay phải là chiếm 18,7% và chỉ tay trái là 12,5%. Dấu hiệu Tinel có độ nhạy cao nhất trong các nghiệm pháp khám lâm sàng, chiếm trên 90% ống cổ tay bệnh. Các dấu hiệu lâm sàng: dị cảm (100%), giảm cảm giác (75%), đau bàn tay (77%), yếu cơ (49%), teo cơ ô mô cái (3%). Kết luận: Các chỉ số có giá trị chẩn đoán xác định hội chứng ống cổ tay gồm: thời gian tiềm cảm giác, thời gian tiềm vận động, hiệu số tiềm cảm giác và hiệu số tiềm vận động giữa – trụ. Có mối liên quan giữa lâm sàng và chẩn đoán điện trong phân độ Hội chứng ống cổ tay có ý nghĩa thống kê với p = 0,001 (p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Bình. Một số đặc điểm dịch tễ và dẫn truyền thần kinh trên bệnh nhân Hội chứng ống cổ tay khám tại phòng điện cơ viện lão khoa trung ương. Y học thực hành. 2013. 857(1), 49-51.
2. Đồng Thị Thu Trang, Nguyễn Văn Chương. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng đo tốc độ dẫn truyền và siêu âm dây thần kinh giữa ở bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay. Tạp chí Y- Dược học quân sự. 2012. 37(8), 105-111
3. Mohammad Ali, et al. High-resolution ultrasonography of cross-sectional area of median nerve compared with electro-diagnostic study in carpaltunnel syndrome. Rheumatology Research. 2017. 2(4). 127-131.
4. Maha K, Ghaffar Abdel, Maha A. et al. Gray scale and color Doppler sonography in the diagnosis of carpal tunnel syndrome. Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine. 2012. 43, 581-587. doi: 10.1016/j.ejrnm.2012.08.002.
5. Wong S. M, Griffith J. F, Hui A. C. et al. Carpal tunnel syndrome: diagnostic usefulness of sonography Radiology. Radiology. 2004. 232(1), 93-9, doi: 10.1148/radiol.2321030071.
6. Karadag Y. S, Karadag O. Cicekli E. et al. Severity of carpal tunnel syndrome assessed with high frequency Utrasonography. Rheumatol Int. 2010. 30 (6), 761-5, doi: 10.1007/s00296-009-1061-x.
7. Phan Hồng Minh. Đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý của hội chứng ống cổ tay. Tạp chí Y học lâm sàng (BV Bạch Mai). Số chuyên đề hội nghị khoa học lần thứ 28. 2011. 127-131.
8. El Miedany Y. M, Aty S. A, Ashour S. Ultrasonography versus nerve conduction study in patients with carpal tunnel syndrome: substantive or complementary test?. Rheumatology (Oxford). 2004. 43(7), 887-95, doi: 10.1093/rheumatology/keh190.
9. Đoàn Viết Trình. Đặc điểm hình ảnh và vai trò của siêu âm trong chẩn đoán và theo dõi kết quả sau phẫu thuật điều trị Hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 10/2013 đến tháng 7/2014. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y hà Nội. 2014.
10. Giannini F, Cioni R, Mondelli M. et al. A new clinical scale of carpal tunnel syndrome:
validation of the measurement and clinical-neurophysiological assessment. Clin Neurophysiol. 2002. 113(1), 71-7, doi: 10.1016/s1388-2457(01)00704-0
11. Lê Thị Liễu. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện cơ và siêu âm Doppler năng lượng trong hội chứng ống cổ tay. Luận án Tiến sĩ y học. Đại học Y Hà Nội. 2008.