ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, BẠCH CẦU, CRP, VI KHUẨN HỌC VÀ KHÁNG SINH ĐỒ CỦA BỆNH NHÂN VIÊM MÔ TẾ BÀO TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022

Nguyễn Hoàng Khiêm 1,, Huỳnh Văn Bá1, Nguyễn Thị Thùy Trang1, Nguyễn Hải Đăng1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc hiểu rõ đặc điểm lâm sàng và các cận lâm sàng của bệnh có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán sớm và điều trị bệnh viêm mô tế bào hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, bạch cầu, CRP, vi khuẩn học và kháng sinh đồ của bệnh nhân viêm mô tế bào tại Bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 35 bệnh nhân viêm mô tế bào. Kết quả: Sang thương đa số có các đặc điểm sau: vị trí ở tứ chi (62,9%), có mủ (82,9%) và đã vỡ mủ (71,4%). Đa số các bệnh nhân có tăng bạch cầu (82,9%), tăng CRP (71,4%). Cấy mủ âm tính chiếm đa số (42,9%), trong các trường hợp cấy mủ dương tính vi khuẩn thường gặp nhất là tụ cầu vàng (37,1%). Kết quả kháng sinh đồ cho thấy: các loại kháng sinh mà vi khuẩn trong viêm mô tế bào còn nhạy cảm cao là linezolide (83,3%), moxifloxacin (83,3%), ciprofloxacin (80%) và levofloxacin (75%). Kết luận: Bệnh viêm mô tế bào chủ yếu gặp ở vị trí tứ chi, đa số có mủ tuy nhiên tỷ lệ cấy mủ âm tính cao. Đa số các bệnh nhân tăng bạch cầu và CRP. Tụ cầu vàng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trường hợp cấy mủ dương tính. Các kháng sinh linezolide, ciprofloxacin, levofloxacin và moxifloxacin có độ nhạy cảm của vi khuẩn trong viêm mô bào cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trọng Hào. Bệnh da nhiễm trùng. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu, Nhà xuất bản y học. 2019. 228-232.
2. Blum C. L., Menzinger S., Genne D., et al. Cellulitis: clinical manifestations and management. Rev Med Suisse. 2013. 9(401), 1812-1815.
3. Nguyễn Trọng Đức. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị viêm mô tế bào vùng hàm mặt. Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp 2. Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 2016.
4. Collazos J., de la Fuente B., de la Fuente J., et al. Sex differences in hospitalized adult patients with cellulitis: A prospective, multicenter study. Int J Infect Dis. 2021. 104, 584-591, doi: 10.1016/j.ijid.2021.01.044.
5. Norazirah M. N., Khor I. S., Adawiyah J., et al. The risk factors of lower limb cellulitis: A casecontrol study in a tertiary centre. Malays Fam Physician. 2020. 15(1), 23-29.
6. Bhagat T. S., Kumar L., Garg P., et al. To Study the Clinical Profile and Management of Cellulitis of Lower Limb in Northern India. Int J Low Extrem Wounds. 2021. 22(1), 44-47, doi: 10.1177/1534734620986679.
7. Raff A. B., Cellulitis: A Review. Jama. 2016. 316(3), 325-37, doi: 10.1001/jama.2016.8825.
8. Hadzovic-Cengic M., Sejtarija-Memisevic A., Koluder-Cimic N. Cellulitis-epidemiological and clinical characteristics. Med Arch. 2012. 66 (3 Suppl 1), 51-3.
9. Lee C. Y., Tsai H. C., Kunin C. M., et al. Clinical and microbiological characteristics of purulent and non-purulent cellulitis in hospitalized Taiwanese adults in the era of community-associated methicillin-resistant Staphylococcus auKroshinsky D. Cellulitis: A Reviewreus. BMC Infect Dis, 2015. 15, 311, doi: 10.1186/s12879-015-1064-z.