CÁC YẾU TỐ DỰ ĐOÁN THÁO LỒNG BẰNG HƠI THẤT BẠI TRONG LỒNG RUỘT Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lâm Thùy Đoan1,, Lê Diệp Hải Dương1, Lê Thị Thanh Xuân1, Trần Quốc Bảo1, Ngô Võ Thúy Anh1, Võ Quang Huy1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tháo lồng bằng hơi trong điều trị lồng ruột có tỉ lệ thành công cao, tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp thất bại cần phải phẫu thuật. Các yếu tố dự đoán tháo lồng thất bại vẫn còn đang được bàn luận và tiêu máu cũng là một trong các yếu tố đó. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ triệu chứng tiêu máu và khảo sát các yếu tố dự đoán tháo lồng bằng hơi thất bại. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhi <15 tuổi được chẩn đoán và điều trị lồng ruột bằng phương pháp tháo lồng bằng hơi tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ từ tháng 07/2021 đến tháng 09/2022. Kết quả: 162 bệnh nhi được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 86 nam (53,1%), tỉ lệ nam/nữ là 1,13/1. Độ tuổi trung bình là 24,25 ± 14 tháng. Cân nặng trung bình là 11,6 ± 3,7 kg. Tỉ lệ tiêu máu là 22,2%. Tỉ lệ bệnh nhi vào viện <24 giờ chiếm 54,3%. Tỉ lệ tháo lồng bằng hơi thành công là 95,7%. Những yếu tố tiên lượng tháo lồng thất bại bao gồm: trẻ ≤12 tháng, trẻ ≤10 kg, sờ thấy khối lồng, tiêu máu, tam chứng lồng ruột và sự hiện diện của dịch đầu khối lồng trên siêu âm. Kết luận: Khi một bệnh nhi được chẩn đoán lồng ruột cần xem xét những yếu tố dự đoán tháo lồng thất bại để tiên lượng và dự phòng khi điều trị để tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Emily A Edwards, Nicholas Pigg, Jesse Courtier, Matthew A. Zapala, John D. MacKenzie et al. Intussusception: past, present, and future. Pediatric radiology. 2017. 47, 1101-1108. https://doi.org/10.1007/s00247-017-3878-x.
2. Andrew D Clark et al. Update on the global epidemiology of intussusception: a systematic review of incidence rates, age distributions and case-fatality ratios among children aged < 5 years, before the introduction of rotavirus vaccination. International journal of epidemiology. 2019 48(4), 1316-1326, https://doi.org/10.1093/ije/dyz028.
3. Tạ Vũ Quỳnh, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, siêu âm, đánh giá kết quả và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tháo lồng ruột bằng hơi ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ 2017-2018. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2018. 16, 1-7.
4. Hồ Hữu Thiện. Nghiên cứu các yếu tố xác định tháo lồng bằng phẫu thuật ở trẻ em dưới 2 tuổi bị lồng ruột cấp. Tạp chí Y học Lâm sàng. 2020. 59, 26-33, DOI: 10.38103/jcmhch.2020.59.4.
5. Jiraporn Khorana and Jayanton Patumanond. Prognostic indicators for failed nonsurgical reduction of intussusception. Therapeutics and Clinical Risk Management. 2016. 12, 12311237. DOI: 10.2147/TCRM.S109785.
6. Jiajie Hu, Miaoqing Liu, Xiangbo Yu, Qiongzhang Xia, Ke Wang et al. Clinical characteristics of intussusception with surgical reduction: a single-center experience with 568 cases. Journal of Gastrointestinal Surgery. 2019. 23, 2255-2262. https://doi.org/10.1007/s11605-019-04178-0.
7. Hui-Ya Huang, Xiao-Zhong Huang, Yi-Jiang Han, Li-Bin Zhu, Kai-Yu Huang et al. Risk factors associated with intestinal necrosis in children with failed non-surgical reduction for intussusception. Pediatric surgery international. 2017. 33, 575-580. https://doi.org/10.1007/s00383-017-4060-0.
8. Aoki Yoshihiro, Iguchi Akihiro, Kitazawa Katsuhiko, Kobayashi Hironobu, Senda Masayoshi et al. Differences in clinical findings based on the duration of symptoms and age of children with ileocolic intussusception: a single-institution survey in rural Japan. Pediatric Emergency Care. 2021. 37(11), 537-542. DOI: 10.1097/PEC.0000000000001750.
9. Xie Xiaolong, Yang W, Qi W, Yiyang Z, Bo X. Risk factors for failure of hydrostatic reduction of intussusception in pediatric patients: A retrospective study. Medicine (Baltimore). 2019. 98(1). DOI: 10.1097/MD.0000000000013826.
10. Trần Tấn Lộc. Đánh giá các yếu tố tiên lượng tháo lồng bằng hơi thất bại trong bệnh lồng ruột ở trẻ em. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019. 511, 49-53.
11. Richard A Steadman, Michael J. Harling, Michael J. Thomason, Katrina M. Morgan, Allison L. Hale et al. Initial Fluid Resuscitation Increases Risk of Failed Pneumatic Reduction of Intussusception. The American Surgeon. 2018. 84(11), 498-501. https://doi.org/10.1177/000313481808401122.
12. In Kyu Park and Min Jeng Cho. Clinical characteristics according to age and duration of symptoms to be considered for rapid diagnosis of pediatric intussusception. Frontiers in Pediatrics. 2021. 9, 651297. https://doi.org/10.3389/fped.2021.651297.
13. Meraj N Ondhia, Yousef Al-Mutawa, Srikrishna Harave, Paul D. Losty. Intussusception: A 14year experience at a UK tertiary referral centre. Journal of Pediatric Surgery. 2020. 55(8), 1570-1573. https://doi.org/10.1016/j.jpedsurg.2019.07.022.
14. Indrastuti Normahayu, Whenny Pramusinta, Widanto, Sri Andarini and Yuyun Yueniwati. The presence of trapped fluid on ultrasound as high predictive value for intestinal necrosis in pediatric intussusception. GSC Advanced Research and Reviews. 2021. 8(1), 053-059. https://doi.org/10.30574/gscarr.2021.8.1.0142.