NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ KHẨU TRANG CHỨA TINH DẦU

Huỳnh Thị Mỹ Duyên1,, Đinh Kiều Minh Anh1, Nguyễn Thị Yến Nhi1, Đặng Thị Kim Tín1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, việc đeo khẩu trang là việc cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi những tác động của môi trường như dịch Covid-19, khói bụi ô nhiễm, che nắng, dùng trong cơ sở y tế... tuy nhiên việc mang khẩu trang liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ dẫn đến cảm giác ngột ngạt, khó chịu. Nghiên cứu được thực hiện với mong muốn tạo ra khẩu trang chứa tinh dầu nhằm hạn chế những cảm giác khó chịu cho người sử dụng. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Khảo sát nhu cầu sử dụng khẩu trang chứa tinh dầu và loại tinh dầu. (2) Xác định thành phần tá dược và quy trình bào chế khẩu trang chứa tinh dầu với tỷ lệ, thời gian lưu hương tốt nhất. (3) Khảo sát ý kiến người sử dụng về sản phẩm khẩu trang có tinh dầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Khẩu trang chứa tinh dầu và 170 người tình nguyện được chọn mẫu ngẫu nhiên, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với khảo sát mù đơn. Kết quả: Đã xây dựng được quy trình bào chế khẩu trang chứa tinh dầu Cam với thành phần tá dược và tỷ lệ tinh dầu phù hợp. Đa số người được khảo sát cảm nhận dễ chịu sau khi sử dụng khẩu trang chứa tinh dầu được bào chế theo thành phần trên. Kết luận: Đã xây dựng thành công công thức và quy trình bào chế khẩu trang có chứa tinh dầu Cam có thời gian lưu hương trên 05 giờ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dương Mộng Hòa, Nguyễn Thị Diệp Chi, Võ Hoàng Duy. Nghiên cứu chiết xuất, khảo sát thành phần hóa học và bước đầu ứng dụng tinh dầu Tràm trà (Melaleuca alternifolia) trong sản xuất nước súc miệng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2016. (45-tháng 8 năm 2016), 90-96, https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2016.515.
2. Liêu Thùy Linh, Ngô Nguyễn Nhật Hà, Phan Thị Kim Liên. Khảo sát ảnh hưởng của tinh dầu Quế, Sả chanh, Húng quế, Bạc hà và tác dụng kết hợp của chúng tới Saccharomyces cerevisiae và Aspergillus niger. Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. 2017, 127-134.
3. Vũ Thu Trang và Nguyễn Thị Hoa. Nghiên cứu hiệu quả kháng vi khuẩn Staphylococcus aureus khi sử dụng kết hợp các loại tinh dầu Việt Nam. Vietnam Journal of Science and Technology. 2015. 53(4), 417-424, https://doi.org/10.15625/0866-708X/53/4/4181.
4. Nazzaro F., Fratianni F., De Martino L., Coppola R., & De Feo V. Effect of essential oils on pathogenic bacteria. Pharmaceuticals. 2013. 6(12),1451-1474, https://doi.org/10.3390/ph6121451.
5. Adem, Ö. N. A. L., Oğuz ÖZBEK, & Sama Nached. The production of antiviral-breathing mask against SARS-CoV-2 using some herbal essential oils. Journal of the Turkish Chemical Society Section A: Chemistry. 2020. 7(3), 821-826, https://doi.org/10.18596/jotcsa.788410.
6. Lehrner, J., Eckersberger, C., Walla, P., Pötsch, G., & Deecke, L. Ambient odor of orange in a dental office reduces anxiety and improves mood in female patients. Physiology & behavior. 2020. 71(1-2), 83-86, https://doi.org/10.1016/S0031-9384(00)00308-5.
7. Nguyễn Thị Kim Liên. Bào chế kem đánh răng chứa tinh dầu quế. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học dành cho cán bộ-giảng viên. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. 2021. 57.