KHẢO SÁT MIC CỦA COLISTIN TRÊN ENTEROBACTERIACEAE ĐỀ KHÁNG BETA- LACTAM, QUINOLON VÀ PSEUDOMINAS AERUGINOSA ĐỀ KHÁNG COLISTIN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Dương Phước Trung1,, Nguyễn Thị Hải Yến1, Nguyễn Thị Bé Hai1, Quách Lê Thanh Thanh1, Ngô Gia Thư1, Trần Ngọc Phụng1, Cao Thị Thu Hiền1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Xác định nồng độ tối thiểu để ức chế vi khuẩn phát triển của kháng sinh Colistin nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ của kháng sinh Colistin ảnh hưởng đến bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ đề kháng kháng sinh nhóm Beta- lactam và Quinolone của vi khuẩn Enterobacteriaceae; tỷ lệ đề kháng Colistin của chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. (2) Xác định Minimum Inhibitory Concentration (MIC) của Colistin bằng phương pháp Broth disk elution trên vi khuẩn Enterobacteriaceae đề kháng Beta- lactam và Quinolone; vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa đề kháng Colistin trên máy kháng sinh đồ tự động. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong 208 chủng vi khuẩn Enterobacteriaceae và P. aeruginosa gây nhiễm khuẩn được phân lập, định danh, làm kháng sinh đồ theo phương pháp kháng sinh đồ tự động, có 77 chủng vi khuẩn đề kháng được xác định MIC của Colistin bằng phương pháp Broth disk elution. Kết quả: Trong số 208 chủng vi khuẩn được phân lập có 77 (37%) cho kết quả đề kháng kháng sinh, có 53/164 (33%) chủng Enterbacteriaceae cho kết quả đề kháng với kháng sinh nhóm Beta-lactam và Quinolone; 24/44 (54,5%) vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa cho kết quả đề kháng với kháng sinh Colistin. Trong 77 chủng vi khuẩn đề kháng được nghiên cứu, phát hiện 3 chủng vi khuẩn cho MIC của Colistin ≥4g/L: chủng Proteus spp. cho kết quả đề kháng cao nhất với tỷ lệ là 75% (3/4), tiếp theo là chủng Pseudomonas aeruginosa với tỷ lệ 16,7% (4/24) và cuối cùng là chủng Klebsiella spp. với 13% (3/23). Kết luận: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh nhóm Beta- lactam và Quinolone của vi khuẩn Enterobacteriaceae là 32,3%; tỷ lệ đề kháng Colistin của chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa là 54,5%. Chủng Proteus spp. có MIC của Colistin ≥4g/mL chiếm tỷ lệ cao nhất với 75%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Teklu D. S., Negeri A. A,, Legese M. H., Tesfaye L. B., Hiwot K. W. et al. Extended-spectrum beta-lactamase production and multi-drug resistance among Enterobacteriaceae isolated in Addis Ababa, Ethiopia. Antimicrobial Resistance & Infection Control. 2019. 8(1), 39. https://doi.org/10.1186/s13756-019-0488-4.
2. Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi. Báo cáo tình hình đề kháng kháng sinh năm 2019. Bệnh viện ĐKKV Củ Chi. 2019.
3. Biagio Santella, Enrica Serretiello, Anna D. F., Folliero Veronica, Domenico Iervolino and el al. Lower Respiratory Tract Pathogens and Their Antimicrobial Susceptibility Pattern: A 5-Year Study. Antibiotics (Basel). 2021. 10 (7), 851. https://doi.org/10.3390/antibiotic10070851.
4. Bartley P. S., Nicholas Domitrovic, Vanessa T. M., Cleiton S. S., Rafael P. T. and el al.
Antibiotic Resistance in Enterobacteriaceae from Surface Waters in Urban Brazil Highlights the Risks of Poor Sanitation. Am J Trop Med Hyg. 2019. 100 (6), 1369–1377. https://doi.org/10.4269/ajtmh.18-0726.
5. Bùi Đức Long. Tình hình kháng kháng sinh tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương năm 2012. Y học Việt Nam. 2013. 402(1), 80-85.
6. Trần Thị Mai Hưng. Thực trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gặp ở cộng đồng và một số yếu tố liên quan ở Việt Nam năm 2018 - 2019. Luận án Tiến sĩ Y tế Công cộng. 2022.
7. Đoàn Ngọc Anh, Nguyễn Thanh, Phạm Hoàng Kim, Nguyễn Thị Cúc Em, Nguyễn Thị Kim Ngân. Khảo sát sự phân bố và kháng kháng sinh của các vi khuẩn thường gặp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Tim mạch An Giang 10/2020 - 10/2022. Bệnh viện Tim mạch An Giang. 2022.
8. Thean Yen Tan, Lily Siew Yong Ng. Comparison of three standardized disc susceptibility testing methods for colistin. Journal of antimicrobial chemotheraphy. 2006. 58(4), 864-867. https://doi.org/10.1093/jac/dkl330.
9. Shubham Chauhan, Narinder Kaur, Adesh K. S., Jyoti Chauhan, Harit Kumar. Assessment of colistin resistance in Gram negative bacteria from clinical samples in resource-limited settings. Asian pacific journal of tropical medicine. 2022. 15(8), 367-373. https://doi.org/10.4103/19957645.351764.
10. Mohammad Qadi, S. A., Abdelraouf A. E. Colistin Resistance among Enterobacteriaceae Isolated from Clinical Samples in Gaza Strip. Canadian journal of infectious diseases and medical microbiology. 2021. 2021, 6634684. https://doi.org/10.1155/2021/6634684.