KHẢO SÁT TỈ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ SẴN LÒNG TIÊM PHÒNG VACCINE COVID-19 CỦA SINH VIÊN NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tối đa hóa sự chấp nhận và bao phủ của vaccine Covid-19 trong cộng đồng là mục tiêu quan trọng trong chiến dịch tiêm chủng. Vì vậy, việc xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến sự sẵn lòng tiêm vaccine của sinh viên ngành Y học cổ truyền tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến sự sẵn lòng tiêm vaccine Covid-19 của sinh viên ngành Y học cổ truyền Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 675 sinh viên ngành Y học cổ truyền tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 6/2021 đến tháng 7/2021. Nghiên cứu thực hiện qua khảo sát trực tuyến với bảng hỏi được tạo trên nền tảng Google Form. Kết quả: có 44,7% sinh viên rất sẵn lòng và 34,6% sinh viên sẵn lòng tham gia tiêm vaccine Covid-19. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy rằng các yếu tố gồm: tình trạng hôn nhân, khóa học, tình trạng mắc các bệnh mãn tính và yếu tố có người quen từng tiêm là các yếu tố có liên quan đến sự sẵn lòng tiêm vaccine Covid-19 ở các sinh viên Y học cổ truyền tham gia khảo sát. Kết luận: Đa phần sinh viên Y học cổ truyền Trường Đại học Y Dược Cần Thơ sẵn lòng tiêm vaccine Covid-19, cho thấy thái độ tích cực trong việc ứng phó với đại dịch. Nhưng vẫn còn tồn tại một số rào cản làm ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tiêm. Nhà quản lý, nhà trường cần có các giải pháp thích hợp trong việc cải thiện các rào cản này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sinh viên Y học cổ truyền, sự sẵn lòng, tiêm ngừa vaccine, Covid-19
Tài liệu tham khảo
2. Musha Chen. et al. An online survey of the attitude and willingness of Chinese adults to receive COVID-19 vaccination, Human Vaccines & Immunotherapeutics, 2021. 17(7):2279-2288. doi: 10.1080/21645515.2020.1853449.
3. Shi M. Et al. Emergency volunteering willingness and participation: a cross-sectional survey of residents in northern China, BMJ Open. 2018. 8(7):e020218. doi: 10.1136/bmjopen-2017020218.
4. Tran V.D., Pak T.V., Gribkova E.I., Galkina G.A., Loskutova E.E., et al. Determinants of COVID-19 vaccine acceptance in a high infection-rate country: a cross-sectional study in Russia. Pharm Pract (Granada), 2021. 19(1):2276. doi: 10.18549/PharmPract.2021.1.2276.
5. Wang J., Jing R., Lai X., Zhang H., Lyu Y., et al. Acceptance of COVID-19 Vaccination during the COVID-19 Pandemic in China. Vaccines, 2020. 8(3), 482. doi: 10.3390/ vaccines8030482.
6. Hồ T. L. V., Võ, T. H. C., Nguyễn, T. K. N., Hoàng, T. L. A., Trần, T. H., & Trần, T. K. T. Ý định và thái độ đối với việc tiêm phòng vaccine covid-19 của Học sinh Trường trung học phổ thông Nguyễn Hiền quận Hải Châu-Đà Nẵng và học sinh Trường trung học phổ thông Yaly huyện Chư Păh-Gia Lai, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 2022. 5(02), 49-60.
7. Phan Thị Luyện. và cộng sự, Khảo sát sự hài lòng và một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người dân đến tiêm ngừa vắc xin Covid-19 tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2022. số 53/2022, 214-221.
8. Qiao S., Tam C.C., Li X. Risk Exposures, Risk Perceptions, Negative Attitudes Toward General Vaccination, and COVID-19 Vaccine Acceptance Among College Students in South Carolina, American Journal of Health Promotion, 2022. 36(1):175-179.