NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỎNG NHIỆT TẠI VIỆN Y HỌC BIỂN VIỆT NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bỏng nhiệt là các thương tích của da hoặc các mô khác do tiếp xúc với nguồn nhiệt nóng hoặc lạnh. Tai nạn gây bỏng thường gặp trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, chiếm 5-10% chấn thương ngoại khoa, là nguyên nhân thứ 9 gây nên gánh nặng bệnh tật và chấn thương toàn cầu. Tùy vào nguyên nhân gây bỏng, quá trình sơ cứu và mức độ bỏng mà mỗi bệnh nhân sẽ biểu hiện các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khác nhau, dựa vào đó sẽ có những hướng xử trí khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bỏng nhiệt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên 82 bệnh nhân bỏng nhiệt đến điều trị tại Viện Y học biển Việt Nam từ tháng 01/2018-10/2022. Kết quả: Tuổi trung bình các đối tượng là 48,4±19,5; 51,2% đến viện trong 6 giờ đầu; 58,5% sơ cứu trước viện chưa đúng cách; 74,4% bỏng do nước sôi; 64,6% bệnh nhân bỏng phần thân dưới; 80,5% có diện tích bỏng <10%; 58,5% bệnh nhân đau mức độ nặng, chỉ số đau trung bình 7,0±1,7; nhóm bỏng độ III có tỷ lệ sơ cứu chưa tốt cao hơn, phần trăm diện tích bề mặt cơ thể bị bỏng và chỉ số đường máu cao hơn. Kết luận: Bỏng nhiệt xảy ra ở tất cả mọi đối tượng, nguyên nhân thường do nước sôi xảy ra trong tai nạn sinh hoạt, vị trí bỏng thường là phần thân dưới với mức độ trung bình, đa số bệnh nhân đau mức độ nặng. Nhóm bỏng độ III có tỷ lệ bệnh nhân sơ cứu vết thương chưa tốt, phần trăm diện tích bề mặt cơ thể bị bỏng và chỉ số đường huyết cao hơn so với nhóm bỏng độ II.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bỏng nhiệt, đặc điểm lâm sàng, sơ cứu, diện tích bỏng
Tài liệu tham khảo
2. Kowalske K. and Helm P. Visionary leadership in burn rehabilitation over 50 years: major accomplishments, but mission unfulfilled. PMR. 2014. 6(9), 769-773, https://doi.org/10.1016/j.pmrj.2014.08.002.
3. Nguyễn Viết Lượng. Tình hình bỏng tại Việt Nam trong 2 năm 2008 – 2009. Tạp chí Y học thực hành. 2010. 11, 741.
4. Chen K.-L, Wu C.-J., Tseng W.-S., Lee H.-C., Tsai T.-P. et al. Improvement of satisfaction in burn patients receiving adjuvant hyperbaric oxygen therapy. Formos. J. Surg. 2018. 51, 184– 192, doi: 10.4103/fjs.fjs_162_17.
5. Dolp R., Rehou S., McCann M.R. and Jeschke M.G. Contributors to the length-of-stay trajectory in burn-injured patients. Burns. 2018. 44(8), 2011–2017, doi:10.1016/j.burns.2018.07.004.
6. Phạm Thị Yến. Nghiên cứu kết quả điều trị vết thương phần mềm chậm liền có phối hợp với trị liệu oxy cao áp tại Viện Y học biển năm 2016-2017. Trường Đại học Y Dược Hải Phòng. 2017.
7. Biswas A., Bharara M., Hurst C., Gruessner R., Armstrong D. et al. Use of sugar on the healing of diabetic ulcers: a review. J Diabetes Sci Technol. 2010. 4(5), 1139-45, doi:10.1177/193229681000400512.
8. Đoàn Chí Thanh. Tình hình thu dung và điều trị bệnh nhân bỏng nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác năm 2019. Tạp Chí Y học Thảm Họa Và Bỏng. 2020. (3), 7-21.
9. Wood F.M., Phillips M., Jovic T., Cassidy J.T., Cameron P et al. Water First Aid Is Beneficial In Humans Post-Burn: Evidence from a Bi-National Cohort Study. PLoS ONE. 2016. 11(1), e0147259, doi: 10.1371/journal.pone.0147259
10. Holm C., Horbrand F., Mayr M., Henckel G. and Muhlbauer W. Acute hyperglycaemia following thermal injury: friend or foe?. Resuscitation. 2004. 60(1), 71–7, doi: 10.1016/j.resuscitation.2003.08.003.
11. Mecott G.A., Al-Mousawi A.M., Gauglitz G.G., Herndon D.N. and Jeschke M.G. The role of hyperglycemia in burned patients: evidence-based studies. Shock. 2010. 33(1), 5-13, doi:10.1097/SHK.0b013e3181af0494.