MỐI LIÊN QUAN GIỮA TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC THUỐC VÀ TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA NỘI LÃO, BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Nguyễn Văn Thống1,2, Vũ Sơn Tùng3, Trần Thiện Thắng2, Đoàn Hữu Nhân2, Nguyễn Thái Thông2, Lê Minh Hoàng2, John Snowdon4, Nguyễn Văn Tuấn1,3,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Bạch Mai
4 Đại học Sydney

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tuân thủ sử dụng thuốc hạ áp đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát huyết áp, góp phần giảm nguy cơ của các biến cố tim mạch. Tuy nhiên, sự không tuân thủ sử dụng thuốc ở người bệnh tăng huyết áp có người bệnh trầm cảm là một vấn đề cần được quan tâm. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ trầm cảm, tuân thủ sử dụng thuốc hạ áp và phân tích mối liên quan giữa tuân thủ sử dụng thuốc hạ áp với trầm cảm và một số yếu tố khác ở người cao tuổi có tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 384 người cao tuổi có tăng huyết áp tại khoa Nội lão, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 20202022. Đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc bằng thang đo GMAS và chẩn đoán trầm cảm theo ICD-10. Phân tích hồi quy logistic để xác định mối liên quan. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có trầm cảm là 31,8% và tuân thủ tốt thuốc hạ áp là 86,5%. Người bệnh cao tuổi không trầm cảm có tỷ lệ tuân thủ tốt cao hơn nhóm trầm cảm (OR=3,17 lần, KTC 95%: 1,63-6,19). Kết luận: Tầm soát và điều trị trầm cảm ở người cao góp phần nâng cao sức khỏe và cải thiện sự tuân thủ sử dụng thuốc trên đối tượng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ademola A. D, Boima V, Odusola A. O, Agyekum F, Nwafor C.E, Salako B. L (2019), Prevalence and determinants of depression among patients with hypertension: A cross-sectional comparison study in Ghana and Nigeria, Niger J Clin Pract, 22 (4), pp. 558-565.
2. Aroner S. A, St-Jules D. E, Mukamal K. J, Katz R, Shlipak M. G, Criqui M. H, et al. (2016), Fetuin-A, glycemic status, and risk of cardiovascular disease: The Multi-Ethnic Study of Atherosclerosis, Atherosclerosis, 248, pp. 224-9.
3. Ashok V.G, Ghosh S.S (2019), Prevalence of Depression among Hypertensive Patients Attending a Rural Health Centre in Kanyakumari, National Journal of Community Medicine, 10(3):pp. 172-5
4. Demirtürk E, Hacıhasanoğlu Aşılar R(2018), The effect of depression on adherence to antihypertensive medications in elderly individuals with hypertension, J Vasc Nurs, 36 (3), pp. 129-139.
5. Kozela M, Bobak M, Besala A, Micek A, Kubinova R, Malyutina S, et al. (2016), The association of depressive symptoms with cardiovascular and all-cause mortality in Central and Eastern Europe: Prospective results of the HAPIEE study, Eur J Prev Cardiol, 23 (17), pp. 1839-1847.
6. Maguire L. K, Hughes C. M, McElnay J. C (2008), Exploring the impact of depressive symptoms and medication beliefs on medication adherence in hypertension--a primary care study, Patient Educ Couns, 73 (2), 371-6.
7. Naqvi A. A, Mahmoud M. A, AlShayban D. M, Alharbi F. A, Alolayan S. O, Althagfan S, et al. (2020), Translation and validation of the Arabic version of the General Medication Adherence Scale (GMAS) in Saudi patients with chronic illnesses, Saudi Pharm J, 28 (9), pp. 1055-1061.
8. Nguyen T. H, Truong H. V, M. T. Vi, K. Taxis, T. Nguyen, K. T. Nguyen (2021), Vietnamese Version of the General Medication Adherence Scale (GMAS): Translation, Adaptation, and Validation, Healthcare (Basel), pp. 9 (11)
9. Son Y. J, Won M. H (2017), Depression and medication adherence among older Korean patients with hypertension: Mediating role of self-efficacy, Int J Nurs Pract, pp. 23 (3)
10. Yang Q, Chang A, Ritchey M. D, Loustalot F (2017), Antihypertensive Medication Adherence and Risk of Cardiovascular Disease Among Older Adults: A Population-Based Cohort Study, J Am Heart Assoc, pp. 6 (6).