NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NẤM DA DERMATOPHYTES BẰNG ITRACONAZOLE UỐNG KẾT HỢP KETOCONAZOLE BÔI TẠI CHỖ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Phạm Văn Đời1,, Nguyễn Thị Thùy Trang2, Huỳnh Văn Bá2
1 Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thuận
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh nấm da là một tình trạng nhiễm nấm nông phổ biến nhất do vi khuẩn Dermatophytes gây ra. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm nấm da và đánh giá kết quả điều trị nấm da bằng Itraconazole kết hợp với Ketoconazole. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 153 bệnh nhân nấm da và điều trị bằng Itraconazole liều 100mg uống hai lần mỗi ngày kết hợp bôi Ketoconazole trong 4 tuần cho những bệnh nhân nấm sợi tơ vách ngăn. Kết quả: Độ tuổi trung bình bệnh nấm da là 39,96±19,47 tuổi và nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới với tỷ lệ 1,47:1. Tỷ lệ nhiễm nấm sợi tơ vách ngăn chiếm cao nhất là 62,7% và được điều trị bởi bác sĩ da liễu ít nhất là 15,6%. Sự tiếp xúc thường xuyên với đất, động vật, lối sống tập thể, sử dụng chung khăn, thường xuyên tiếp xúc với nước, mặc áo quần chật, kín, có bôi thuốc kháng nấm, corticosteroid và cơ địa đổ mồ hôi nhiều có liên quan đến bệnh nấm sợi tơ vách ngăn (p<0,05). Sau 4 tuần điều trị, hầu hết các bệnh nhân có kết quả điều trị khỏi bệnh chiếm 93,8% và không đáp ứng là 6,2% (p<0,001). Kết luận: Phối hợp itraconazole uống và ketoconazole bôi là một trong những lựa chọn hữu hiệu có thể được xem xét để điều trị bệnh nấm da với chi phí hợp lý và dễ thực hiện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thái Dũng (2017), Nghiên cứu một số đặc điểm và kết quả điều trị nấm da ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại trung tâm chống phong-da liễu Nghệ An 2015-2016, Viện sốt rét ký sinh trùng trung ương, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Hoài, Lê Văn Thêm (2017), Thực trạng nhiễm nấm da và các yếu tố liên quan trên những bệnh nhân đến khám da liễu tại bệnh viện 19-8 tháng 4-5/2017, Tạp chí Y học Việt Nam, 2 (460), tr. 174-178.
3. Trần Hậu Khang (2017), Các bệnh nấm nông, Bệnh học Da liễu, 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 287-302. 4. Nguyễn Quang Minh Mẫn (2019), Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tình hình dịch tễ trên bệnh nhân nhiễm nấm da ở bệnh viện da liễu TP. HCM và triển khai kỹ thuật xét nghiệm tìm sợi tơ nấm vách ngăn, Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
5. Hà Mạnh Tuấn (2020), Đặc điểm lâm sàng và dịch tễ của nhiễm nấm da do sợi tơ nấm vách ngăn, Tạp chí Y học Việt Nam, 2 (493), tr. 114-118.
6. Hosthota A., Gowda T., Manikonda R. (2018), Clinical profile and risk factors of dermatophytoses: a hospital-based study, Int J Res Dermatol;4(4): 4 (4), pp. 508-513.
7. Inamadar A., Rengasamy M., Charugulla S. (2022), Treatment approach for superficial dermatophytosis infections and factors contributing for noncompliance to antifungal therapy in India: An epidemiological survey, Clinical dermatology review, 6 (1), pp. 15-21.
8. Khamidah N., Ervianti E. (2018), Combination antifungal therapy for onychomycosis, J Indonesian Journal of Tropical Infectious Disease, 7 (1), pp. 15-20.
9. Nikhat S. R., Mohammed S., Syed W., et al. (2021), A Prospective Study On Prevalence of Superficial Fungal Infections In Dermatology Department In A Tertiary Care Teaching Hospital In Telangana State, Am. J. PharmTech Re, 11 (6), pp. 1-9.
10. Novak Babič M., Gunde-Cimerman N., Vargha M., et al. (2017), Fungal Contaminants in Drinking Water Regulation? A Tale of Ecology, Exposure, Purification and Clinical Relevance, Int J Environ Res Public Health, 14 (6), pp. 1-44.
11. Penmetcha U., Myneni R. B., Yarlagadda P., et al. (2016), A study of prevalence of dermatophytosis in and around Guntur District, Andhra Pradesh, South India, J Int J Curr Microbiol App Sci, 5 (9), pp. 702-717.
12. Sharquie Khalifa E., Jabbar Raed I. (2021), Major Outbreak of Dermatophyte Infections Leading Into Imitation of Different Skin Diseases: Trichophyton Mentagrophytes is the Main Criminal Fungus, J Journal of the Turkish Academy of Dermatology, 15 (4), pp. 91.
13. Urban K., Chu S., Scheufele C., et al. (2021), The global, regional, and national burden of fungal skin diseases in 195 countries and territories: A cross-sectional analysis from the Global Burden of Disease Study 2017, JAAD Int, 2 pp. 22-27.