GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO KHỚP GỐI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2020-2022

Bùi Tiến Sĩ1,, Nguyễn Phước Bảo Quân1, Nguyễn Thành Tấn1, Nguyễn Vũ Đằng1, Phạm Thị Anh Thư1, Đoàn Dũng Tiến1
1 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đứt dây chằng chéo khớp gối là tổn thương thường gặp sau chấn thương gối, nếu không được chẩn đoán đúng và phục hồi kịp thời sẽ dẫn đến thoái hóa khớp gối sớm. Việc chẩn đoán có thể dựa vào các nghiệm pháp lâm sàng, tuy nhiên trong giai đoạn cấp hoặc khi bệnh nhân đau nhiều vùng gối, thăm khám lâm sàng sẽ kém chính xác, dẫn đến bệnh nhân không được tư vấn điều trị phù hợp. Cộng hưởng từ là phương tiện hình ảnh học an toàn và có giá trị trong chẩn đoán tổn thương khớp, đặc biệt là khớp gối. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo khớp gối Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 117 bệnh nhân chấn thương gối được chụp cộng hưởng từ và có phẫu thuật nội soi khớp gối tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 6/2020 đến tháng 7/2022. Kết quả: Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, độ chính xác của cộng hưởng từ trong chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau lần lượt là: 100%; 71,4%; 98,2%; 100%; 98,3% và 88,9%; 99,1%; 88,9%; 99,1%; 98,3%. Kết luận: Cộng hưởng từ có giá trị rất cao trong chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo khớp gối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Thị Ngọc Anh (2020), Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5 Tesla trong chấn thương dây chằng, sụn chêm khớp gối, Điện Quang Việt Nam. 41, tr. 86-92.
2. Hoàng Đức Hạ (2022), Nhận xét vai trò của cộng hưởng từ 1.5 Tesla trong chẩn đoán chấn thương dây chằng chéo khớp gối tại bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng, Tạp chí y học Việt Nam. 514(2), tr. 58-62.
3. Đoàn Thị Hải Yến (2019), Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị chẩn đoán của cộng hưởng từ 1.5 Tesla ở bệnh nhân có thương tổn nội khớp sau chấn thương khớp gối, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại Học Y Dược Huế.
4. Li K., Du J., et al. (2017), The diagnostic accuracy of magnetic resonance imaging for anterior cruciate ligament injury in comparison to arthroscopy: A meta-analysis, Scientific reports. 7(1), pp. 1-10.
5. Miyaji N., Hoshino Y., et al. (2019), MRI-determined anterolateral capsule injury did not affect the pivot-shift in anterior cruciate ligament-injured knees, Knee Surgery, Sports Traumatology, Arthroscopy. 27(11), pp. 3426-3431.
6. Noyes F., Mooar L., et al. (1989), Partial tears of the anterior cruciate ligament. Progression to complete ligament deficiency, The Journal of bone and joint surgery. British volume. 71(5), pp. 825-833.
7. Schnaiter J. W., Roemer F., et al. (2018), Diagnostic accuracy of an MRI protocol of the knee accelerated through parallel imaging in orrelation to arthroscopy, RöFo-Fortschritte auf dem Gebiet der Röntgenstrahlen und der bildgebenden Verfahren, Georg Thieme Verlag KG, pp. 265-272.