NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM STREPTOCOCCUS NHÓM B VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Ở PHỤ NỮ MANG THAI 35-37 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Streptococcus nhóm B là nguyên nhân gây ra hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não ở trẻ sơ sinh, là nguyên nhân gây sốt phổ biến trong giai đoạn gần thời gian sinh nở ở phụ nữ mang thai và gây ối vỡ sớm, đẻ non. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỉ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai 35-37 tuần tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu năm 2021-2022; 2. Xác định tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Streptococcus nhóm B phân lập được. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phụ nữ mang thai 35-37 tuần đến khám tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu năm 2021-2022. Xác định nhiễm Streptococcus nhóm B ở phụ nữ mang thai 35-37 tuần bằng kỹ thuật nuôi cấy định danh vi khuẩn với mẫu dịch âm đạo và làm kháng sinh đồ. Kết quả: Có 400 phụ nữ mang thai 35-37 tuần được làm xét nghiệm tìm Streptococcus nhóm B bằng kỹ thuật nuôi cấy, định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. Tỉ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B ở phụ nữ mang thai 35-37 tuần là 17,8%. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh: Ampicillin 60,6%, Cefazolin 53,5%, Clindamycin 60,6%, Erythromycin 47,9%, Penicillin 77,5%, Vancomycin 1,4%. Kết luận: Tỉ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B ở phụ nữ mang thai 35-37 tuần là 17,8%. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh: Ampicillin 60,6%, Cefazolin 53,5%, Clindamycin 60,6%, Erythromycin 47,9%, Penicillin 77,5%, Vancomycin 1,4%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Streptococcus nhóm B, phụ nữ mang thai, đề kháng kháng sinh
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội, tr.44-48.
3. Lưu Thị Thanh Đào (2015), Nghiên cứu tình hình, các yếu tố liên quan nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B và kết quả điều trị dự phòng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B lây truyền từ mẹ sang con, Luận án CKII-Chuyên ngành Sản khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Trần Quang Hanh (2020), Nghiên cứu thực trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ có thai và hiệu quả điều trị dự phòng bằng kháng sinh trong chuyển dạ phòng lây truyền sang con tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An (2018-2019), Luận án Tiến sĩ Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương.
5. Phùng Thị Lý và cộng sự (2020), Tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở 35-37 tuần thai kỳ và hiệu quả của kháng sinh dự phòng lây nhiễm trước sinh. Tạp chí Phụ sản, 18(3), tr.19-26.
6. Lương Phong Nhã (2020), Nghiên cứu tình hình thai phụ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo- trực tràng, các yếu tố liên quan và kết quả điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2019, Luận văn chuyên khoa cấp II.
7. Trần Bích Ngọc Nguyễn Ngọc Yến Trinh Nguyễn Ngọc Trúc Anh (2022), Tỉ lệ nhiễm và đặc điểm nhạy cảm kháng sinh của Liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ mang thai 35-37 tuần đến khám thai tại Phòng khám Đa khoa Thuận Kiều. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 26(1), tr.361-365.
8. Hồ ngọc Sơn và Vũ Thị Nhung (2017), Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo trực tràng của các thai phụ 35-37 tuần tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 21(1), tr.86-91.
9. CDC – USA (2002), Sexually transmitted diseases treatment guidelines, MMWR, Vol.51 (No. RR- 6), pp.9-28.
10. C.joubrel and et al. (2015), Group B Streptococcus neonatal invasive infections, France 2007-2012. Clinical Microbiology and Infection, 21(10), pp.910-916.
11. Edwards JM (2019), Group B Streptococcus (GBS) Colonization and Disease among Pregnant Women: A Historical Cohort Study. Infect Dis Obstet Gynecol, pp.268-280.
12. Mubashir Ahmad Khan et al. (2015), Maternal colonization of group B Streptococcus: Prevalence, associated factors and antimicrobial resistance. Annals of Saudi Medicine, 35(6), pp.423-427.
13. Xiaoshan Guan (2018), Epidemiology of invasive group B Streptococcal disease in infants from urban area of South China, 2011-2014. BMC Infectious Diseases, 18(1), pp.78-90.